Thuốc Acebis 1g - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Acebis - 1g
    • Thuốc điều trị ký sinh trùng, thuốc kháng khuẩn và điều trị virus
    • Dạng bột
    • VD-16365-12
    • Mỗi lọ thuốc tiêm bột có chứa: Cefoperazon Natri tương đương với Cefoperazon 0,5g
      Sulbactam Natri tương đương với Sulbactam 0,5g

    Công dụng:
    Cefoperazon, kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 có hoạt tính kháng lại các vi khuẩn nhạy cảm trong giai đoạn nhân lên bằng cách ức chế sinh tổng hợp Mucopeptide ở vách tế bào vi khuẩn.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Đơn trị liệu: Sulbactam/Cefoperazone chỉ định trong những trường hợp nhiễm khuẩn do những vi khuẩn nhạy cảm sau:
    Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới: viêm phế quản cấp, mạn tính, giãn phế quản (có nhiễm trùng), nhiễm trùng thứ phát trên các bệnh lý đường hô hấp mạn tính, viêm phổi, viêm phổi có mủ, viêm amidan.
    Nhiễm khuẩn đường niệu trên và dưới.
    Viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật và các nhiễm khuẩn trong ổ bụng khác.
    Viêm màng não.
    Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
    Nhiễm khuẩn xương khớp.
    Viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, bệnh lậu và các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục khác.
    Điều trị kết hợp:
    Do SBT/CPZ có phổ kháng khuẩn rộng nên chỉ cản sử dụng đơn tuần cũng có thể điều hết các trường hợp nhiễm khuẩn.
    Tuy nhiên, SBT/CPZ có thể dùng kết hợp với những kháng sinh khác nếu cần. Khi kết hợp với Aminoglycosid phải kiểm tra chức năng thận trong suốt đợt điều trị.

    Đối tượng sử dụng:
    Nhiễm khuẩn trong các trường hợp: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên và dưới, viêm phúc mạc, viêm màng não, nhiễm khuẩn da và mô mềm.

    Cách dùng:
    Liều khuyến cáo thường ở người lớn là:
    Tỷ lệ: 1:1
    SBT/CPZ(g):2-4
    SBT(g): 1-2
    CPZ: 1-2
    Nên chia đều cho mỗi 12 giờ.
    Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều SBT/CPZ loại tỷ lệ 1/1 lên 8g (tức 4g Cefoperazon) một ngày. Bệnh nhân có thể dùng thêm Cefoperazon đơn thuần.
    Liều dùng tối đa khuyến cáo cho Sulbactam là 4g một ngày.
    Trẻ em:
    Liều khuyến cáo hàng ngày cho trẻ em
    Tỷ lệ 1:2
    SBT/CPZ (mg/kg/ngày): 30-60
    SBT (mg/kg/ngày): 10-20
    CPZ (mg/kg/ngày): 20-40
    Nên cho liều thuốc chia đều mỗi 6-12 giờ. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng hay ít đáp ứng, có thể tăng liều lên đến 160 mg/kg/ngày. Nên chia liều ra 2-4 lần đều nhau.
    Trẻ sơ sinh:
    Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi nên cho thuốc cách nhau 12 giờ. Liều tối đa Sulbactam trong nhi khoa không nên vượt quá 80mg/kg/ngày. Với những liều Sulbactam/Cefoperazone mà yêu cầu Cefoperazone > 80mg/kg/ngày nên dùng bổ sung thêm Cefoperazone.

    Chống chỉ định:

    Mẫn cảm với bất kì nhóm kháng sinh penicillin, sulbactam, cefoperazon hay bất cứ kháng sinh nào thuộc nhóm cephalosporin.

    Thận trọng:

    • Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng Beta-lactam hay Cephalosporin. Các phản ứng này thường xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nhiều loại kháng thể khác nhau. Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn cần những thuốc và điều trị thích hợp.
    • Khi xảy ra phản ứng phản vệ nặng, phải cấp cứu ngày bằng Epinephrin.
    • Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
    • Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: thuốc có thẻ gây đau đầu nên không dùng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.

    Tác dụng phụ:

    • Sốc: Thuốc này có thể gây sốc tuy hiếm. Nếu có các triệu chứng như khó chịu, cảm giác bất thường ở miệng, thở khò khè,chóng mặt, ù tai và đổ mồ hôi xây ra, phải ngưng dùng thuốc và dùng các liệu pháp điều trị thích hợp.
    • Quá mẫn: Nếu các triệu chứng như phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, sốt xảy ra, phải nhưng dùng thuốc và dùng các liệu pháp điều trị thích hợp.
    • Thận: : Cần theo dõi kỹ bệnh nhân vì suy thận cấp hoặc những dấu hiệu khác của suy thận (lăng BUN,tăng Creatinin, giảm lượng tiểu cầu, protein niệu) có thể xảy ra.Nếu những triệu chứng này xảy ra phải ngưng dùng thuốc và dùng các liệu pháp điều trị thích hợp.
    • Huyết học: Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm hồng cầu,tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm lượng tiểu cầu có thể xảy ra. Đã có báo cáo về tình trạng thiếu máu tan huyết xảy ra khi dùng chung thuốc với các kháng sinh nhóm Cofem khác.
    • Gan: Thỉnh thoảng có thể gặp tăng SGOT, SGPT,Alkali Phosphatase và Bilirubin - huyết cầu,tiêu chảy đi kèm với phân lỏng và có máu có thể xảy ra. Nếu bệnh nhân cảm thấy đau bụng và tiêu chảy thì phải ngưng dùng thuốc ngay lập tức.
    • Hô hấp: viêm phổi mô kẽ và hội chứng PIE có thể xảy ra tuy hiếm. Những triệu chứng của bệnh bao gồm sốt,ho,khó thở, bất thường trong X quang ngực và tăng bạch cầu ưa Eosin. Trong những trường hợp này phải ngưng dùng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
    • Bội nhiễm: viêm miệng và nhiễm nấm Candida có thể xảy ra nguy hiểm.
    • Phản ứng phụ khác: thi thoảng nhức đầu, đau tại vị trí tiêm, viêm tĩnh mạch, rét run có thể xảy ra.

    Bảo quản:

    Bảo quản trong bao bì lớn, nơi khô, dưới 30 độ C.

    Hạn dùng: 30 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Nhà sản xuất:

    Công ty cổ phần tập đoàn Merap

    Thôn Bá Khê, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, Hưng Yên Việt Nam

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG