Thuốc Amo-Pharusa 500 - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Amo-Pharusa 500
    • Thuốc điều trị ký sinh trùng, thuốc kháng khuẩn và điều trị virus
    • Viêm nang cứng
    • VD-26806-17
    • Mỗi viên nén bao phim chứa:
      Amoxicilin trihydrat tương ứng với amoxicilin 500mg
      Bromhexin hydroclorid 8mg
      (Tá dược gồm: Microcrystalline cellulose (Avicel 102), natri starech glycolat pocovidon, crospovidone, magnesi stearat, tale, opadry white)

    Công dụng:
    *Amoxicilin:
    Amoxicilin là một aminopenicillin, bền trong môi trường acid, phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicillin, đặc biệt có tác dụng diệt trực khuẩn Gram (-). Tương tự như các penicilin khác amoxicilin tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. In vitro, amoxicilin có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tao penicillinase, H.influenzae, Diplococcus pneumoniae, N.gonorrhoeae, E.coli, và Proteus mirabilis.
    Cũng như ampicilin, amoxicilin không có hoạt tính với những vi khuẩn tiết penicillinase, đặc biệt với tụ cầu kháng methicillin, tất cả các chủng Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebssiella và Emterobacter. Amoxicilin có tác dụng trên in vitro mạnh hơn ampicilin đối với Enterobacter faecalis vd Salmonella spp. Phố tác dụng của Amoxicilin có thể rộng hơn khi dùng đồng thời với sulbactam và acid clavulanic, một chất ức chế beta-lactamase.
    * Bromhexin hydroclorid:
    Bromhexin hydroclorid là một chất dẫn xuất tổng hợp. Về mặt tiền lâm sàng, bromhexin làm tăng tiết lệ tiết thanh dịch phế quản. Bromhexin làm tăng sự vận chuyển chất nhầy bằng cách làm giảm độ quánh của chất nhầy và hoạt hóa biểu mô của nhung mao (độ thanh lọc chất nhầy của nhung mao). Trong các thử nghiệm lâm sàng, bromhexin cho thấy có tác dụng phân hủy chất tiết ở đường phế quản giúp thuận lợi việc khạc đờm ho dễ dàng.

    Sử dụng trong trường hợp:
    *Nhiễm khuẩn đường hô hấp có đờm khó khạc, khó thoát đờm do dịch tiết phế quản như: viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn, giãn phế quản nhiễm khuẩn.
    *Nhiễm khuẩn tai- mũi-họng có đờm khó khạc thoát đờm do dịch tiết phế quản như: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng.

    Đối tượng sử dụng:
    Người lớn và trẻ em

    Cách dùng:
    Liều uống cho người có chức năng thận bình thường:
    + Người lớn: Uống 1 viên/lần ngày 2 lần.
    + Trẻ em > 20kg: Nhiễm khuẩn nhẹ và vừa: uống 1 viên/ngày.

    Chống chỉ định

    • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicillin nao. 
    • Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. 
    • Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

    Thận trọng

    * Amoxicilin:

    • Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.
    • Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin hoặc các dị nguyên khác, nên cân phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicillin, cephalosporin và các dị nguyên khác. 
    • Nếu phản ứng dị ứng xảy ra như ban đỏ, phù quincke, sốc phản vệ, hội chứng Steven-Johnson, phải ngừng liệu pháp amoxicillin và ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng thở oxy. liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch và thông khí, kể cả đặt nội khí quả và không bao giờ được điều trị bằng penicillin hoặc cephalosporin nữa.
    • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ.
    • Người bệnh suy gan, suy thận nặng. Người cao tuổi, người quá yếu không có sức khạc đờm.

    * Bromhexin hydroclorid:

    • Trong khi dùng bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
    • Thận trọng khi dùng cho người có tiền sử loét dạ dày, bệnh nhân hen.
    • Khi dùng bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng, người cao tuổi hoặc suy nhược nên cân phải thận trọng và theo dõi

    Thời kỳ mang thai: Nghiên cứu thực nghiệm và kinh nghiệm lâm sàng chưa thấy có dấu hiệu về độc tính cho thai nhi và gây quái thai. Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

    Thời kỳ cho con bú: Nồng độ của thuốc trong sữa mẹ rất thấp. Mặc dù vậy, vẫn nên cân nhäc việc ngừng cho con bú nhất thời trong thời gian mà người mẹ dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

    Tác dụng không mong muốn

    * Amoxicilin:

    • Thường gặp: Ngoại ban (3-10%), thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị. 
    • Ít gặp: Tiêu hoá (buồn nôn, nôn và ỉa chảy); Phản ứng quá mẫn (ban đỏ, ban rát sẩn, mày đay, đặc biệt là hội chứng Steven-Johnson).
    • Hiếm gặp: Gan (tăng nhẹ SGOT); Thần kinh trung ương (Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt); Máu (thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mắt bạch cầu hạt).

    * Bromhexin hydroclorid:

    • Ít gặp: Tiêu hóa (Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, ỉa chảy). Thần kinh (nhức đầu, chóng mặt, ra mồ hôi). Da (ban da, mày đay). Hô hấp (Nguy cơ ứ dịch tiết phế quản ở người bệnh không có khả năng khạc đờm).
    • Hiếm gặp: Tiêu hóa (Khô miệng). Gan (Tang enzym transaminase AST, ALT). Khi thấy các hiện tượng khác lạ phải ngừng sử dụng thuốc. 

    Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C.

    Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Nhà sản xuất

    Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây

    Tổ dân phố số 4 - La Khê - Hà Đông - Tp. Hà Nội Việt Nam

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG