Thuốc Acepron Codein - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Acepron Codein
    • Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
    • Viên nén
    • VD-20681-14
    • Mỗi viên nén dài bao phim chứa:
      Paracetamol: 500 mg
      Codein phosphat hemihydrat: 30mg
      Tá dược vừa đủ 1 viên (Tá dược gồm: Tinh bột tiền hồ hóa, povidon K30, tinh bột mì, tinh bột sắn, acid citric, sodium starch glycolate, magnesi stearat, hydroxypropylmethyl cellulose, polyethylen glycol, titan dioxyd, talc).

    Công dụng:
    Điều trị các cơn đau vừa và nặng

    Sử dụng trong trường hợp:
    Điều trị các cơn đau vừa và nặng, không khỏi khi dùng aspirin hoặc paracetamol đơn thuần.

    Đối tượng sử dụng:
    Giảm đau trong các trường hợp đau vừa đến đau nặng

    Cách dùng:
    Khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc từ 4 đến 6 giờ. Trường hợp suy thận (có độ thanh thải Creatinin dưới 10ml/phút) khoảng cách tối thiểu là 8 giờ. Nếu cơn đau tiếp tục kéo dài quá 5 ngày, không nên tiếp tục điều trị mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
    Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Uống 1- 2 viên mỗi 4- 6 giờ. Không dùng quá 6 viên/24 giờ.
    Trẻ cân nặng trên 15kg (từ 3 tuổi trở lên): Liều của paracetamol chỉ định khoảng 60 mg/kg/ngày, chia làm 4- 6 lần; liều của codein phosphat là khoảng 3 mg/kg/ngày, chia làm 4- 6 lần.

    Chống chỉ định:

    • Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
    • Trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan và/hoặc thủ thuật nạo V.A. 
    • Trẻ có cân nặng dưới 15 kg. 
    • Phụ nữ có thai và cho con bú.
    • Người bệnh gan nặng, bị hen phế quản, suy hô hấp, bệnh thận, bệnh tim và người bệnh nhiều lần thiếu máu.
    • Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

    Thận trọng:

    • Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
    • Do nguy cơ suy hô hấp, chỉ sử dụng các thuốc chứa codein để giảm đau cấp tính ở mức độ trung bình cho trẻ trên 12 tuổi khi các thuốc giảm đau khác như paracetamol và ibuprofen không có hiệu quả. 
    • Codein chỉ nên được sử dụng ở liều thấp nhất mà có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất.| 
    • Không khuyến cáo sử dụng codein cho trẻ em có các vấn đề liên quan đến hô hấp (Ví dụ: khó thở hoặc thở khò khè khi ngủ...).
    • Thận trọng khi sử dụng codein cho trẻ em dưới 12 tuổi (do thông tin nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc cho đối tượng này còn hạn chế).
    • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú (do thuốc có thể được bài tiết vào sữa mẹ). 
    • Không uống rượu khi dùng thuốc. 
    • Người bị suy giảm chức năng gan, thận. 
    • Người bị bệnh đường hô hấp như hen, khí phế thũng. 
    • Người có tiền sử nghiện thuốc. 
    • Không dùng để giảm ho trong các bệnh nung mủ phổi, ứ đọng phế quản cấp khạc đờm mủ. 
    • Thời kỳ mang thai: Không dùng cho người mang thai. 
    • Thời kỳ cho con bú: Chỉ dùng khi thật cần thiết. 
    • Người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể gây ngủ gà. làm giảm sự nhanh lẹ hay tỉnh trí nên cần thận trọng đối với người vận hành máy móc hay lái xe
     Tác dụng không mong muốn:
    • Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, khát, buồn nôn, nôn, táo bón, hồi hộp. 
    • Ít gặp: Ban da. Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu. 
    • Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn, Ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật. Suy tuần hoàn. 

    Cách xử trí: Ngưng dùng thuốc khi có bất kỳ một phản ứng dị ứng nào xảy ra

    Bảo quản: Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng, để thuốc xa tầm tay trẻ em.

    Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Nhà sản xuất:

    Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long

    Số 150 đường 14 tháng 9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Việt Nam

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG