Cốm Hapacol 250 Flu DHG điều trị cảm sốt, sổ mũi

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • HAPACOL 250 FLU
    • Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
    • Dạng Cốm
    • VD-12744-10
    • Paracetamol 250mg, Clorpheniramin maleat 2mg, Tá dược (Acid citric khan, manitol, natri bicarbonat, đường trắng, aspartam, PVP K30, sunset yellow, bột hương cam, acesulfam kali) vừa đủ 1 gói.

    Công dụng:
    Thuốc Hapacol 250 Flu làm giảm các triệu chứng cảm sốt, sổ mũi.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Dùng điều trị triệu chứng các trường hợp: cảm sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, xương khớp kèm theo sổ mũi, viêm màng nhầy xuất tiết, viêm xoang do cảm cúm hoặc do dị ứng với thời tiết.

    Đối tượng sử dụng:
    Dùng cho trẻ em từ 4 - 6 tuổi.

    Cách dùng:
    Hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt.

    Liều dùng:
    Cách mỗi 4 - 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ngày.
    Trẻ em từ 4 - 6 tuổi: uống 1 gói/lần.
    Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

    Chống chỉ định:
    Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
    Người bệnh glaucom góc hẹp, đang trong cơn hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày, chít, tắc môn vị - tá tràng.
    Người bệnh dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin.
    Phụ nữ 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.

    Thận trọng khi sử dụng thuốc:
    Đối với người bị phenylceton - niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa aspartam. Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit. Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu. Trong Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng, và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ. Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác. Thận trọng khi dùng cho người có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở, người bị tăng nhãn áp, người cao tuổi. Nguy cơ gây sâu răng khi sử dụng trong thời gian dài.
    Đối với thuốc chứa paracetamol: Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens - Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

    Tác dụng không mong muốn:
    Liên quan đến paracetamol:
    Ít gặp: ban da, nôn, buồn nôn, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
    Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn. Có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.
    Liên quan đến Clorpheniramin: Khô miệng, rối loạn điều tiết, bí tiểu, vã mồ hôi, buồn ngủ.
     Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra khi sử dụng thuốc.

    Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
    Phụ nữ có thai: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Dùng clorpheniramin trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng (như cơn động kinh) ở trẻ sơ sinh.
    Phụ nữ cho con bú: Nên cân nhắc hoặc không cho con bú hoặc không dùng thuốc, tùy theo mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.

    Sử dụng thuốc cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc:
    Thận trọng khi đang lái xe và vận hành máy móc.
     
    Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 300C.

    Quy cách đóng gói: Hộp 24 gói x 1,5g.

    Nhà sản xuất:
    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG