Thuốc Amikacin 125mg/ml - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Amikacin 125mg/ml
    • Thuốc điều trị ký sinh trùng, thuốc kháng khuẩn và điều trị virus
    • Viêm nang cứng
    • VN-17406-13
    • Mỗi ml Amikacin Sopharma chứa 125 mg Amikacin dưới dạng Amikacin Sulfate.

    Công dụng:
    Amikacin sulfate là kháng sinh bán tổng hợp họ aminoglycosid. Thuốc diệt khuẩn nhanh do gắn hẳn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom vi khuẩn và ngăn chặn sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Aminoglycosid bị thu giữ và xâm nhập qua màng tế bào là một quá trình phụ thuộc năng lượng ưa khí.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Amikacin được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn nặng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt chưa biết nguyên nhân hoặc nhiễm khuẩn máu nghĩ do trực khuẩn Gram âm. Thuốc dùng phối hợp với cephalosporin, penicilin và các kháng sinh khác, phụ thuộc vào loại nhiễm khuẩn.
    Điều trị phải dựa vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn. Thông thường, nên phối hợp với một kháng sinh beta - lactam.
    Khi nhiễm khuẩn toàn thân do P. aeruginosa, phối hợp với piperacilin
    Nếu viêm nội tâm mạc do S. faecalis hoặc alpha Streptococcus, phối hợp với ampicillin hoặc benzylpenicilin tương ứng.
    Để điều trị vi khuẩn ky khí, phối hợp với metronidazol hoặc một thuốc chống vi khuẩn kỵ khí khác.
    Amikacin chi được dùng đặc biệt trong các trường hợp có thể có kháng gentamicin hoặc tobramycin

    Đối tượng sử dụng:
    Người lớn và trẻ em

    Cách dùng:
    Amikacin sulfat dùng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch/ễ truyền tĩnh mạch, đối với người lớn, pha 500mg amikacin vào 100 - 200 ml dịch truyền thông thường như dung dich natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5%. Liều thích hợp amikacin phải truyền trong 30 - 60 phút.
    Đối với trẻ em, thể tích dịch truyền phụ thuộc vào nhu cầu người bệnh, nhưng phải đủ để có thể truyền trong 1 - 2 giờ ở trẻ nhỏ, hoặc 30- 60 phút ở trẻ lớn.
    Liều lượng: Liều amikacin sulfat được tính theo amikacin và giống nhau khi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Liều lượng phải dựa vào cân nặng lý tưởng ước lượng.
    Liều thông thường đối với người lớn và trẻ lớn tuổi, có chức năng thận bình thường là 15 mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau để tiêm cách 8 hoặc 12 giờ/lần.
    Liều hàng ngày không được vượt qua 15 mg/kg hoặc 1,5g
    Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non: Liều nạp đầu tiên 10 mg/kg, tiếp theo là 7,5 mg/kg cách nhau 12 giờ/lần
    Hiện nay có chứng cứ là tiêm aminoglycosid 1 lần/ngày, ít nhất cũng tác dụng bằng và có thế ít độc hơn khi liều được tiêm làm nhiều lần trong ngày.
    Ở người có tổn thương thận, nhất thiết phải định lượng nồng độ amikacin huyết thanh, phải theo dõi kỹ chức năng thận và phải điều chỉnh liều.
    Căn cứ vào nồng độ thuốc trong huyết thanh và mức độ suy giảm của thận, đối với người suy thận, có thể dùng các liều 7,5 mg/kg thể trọng, theo các khoảng cách thời gian ghi trong bảng dưới đây, tùy thuộc vào nồng độ creatinin huyết thanh hoặc vào độ thanh thải creatinin.

    Chống chỉ định

    • Quá mẫn với các aminoglycosid, bệnh nhược cơ

    Thận trọng

    • Phải dùng amikacin thận trọng, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ, vì có nguy cơ cao độc cho tai và cho thận. Phải giám sát chức năng thính giác và chức năng thận. Tránh dùng thuốc kéo dài và/hoặc lặp lại. Cần phải tránh dùng đồng thời hoặc nối tiếp với các thuốc khác có độc tính cho thính giác hoặc thận (cả dùng toàn thân và tại chỗ) 
    • Không dùng quá liều khuyến cáo
    • Nhất thiết phải định lượng nồng độ thuốc trong huyết thanh khi dùng cho người bị tổn thương thận
    • Khi người bệnh uống nhiều nước và có chức năng thận bình thường, thì ít nguy cơ nhiễm độc thận, nếu không vượt quá liều khuyến cáo
    • Việc kiểm tra chức năng thận trong quá trình điều trị bằng aminoglycosid ở người bệnh cao tuổi có sự giảm chức năng thận là đặc biệt quan trọng
    • Phải dùng thận trọng amikacin với các người bệnh rối loạn hoạt động cơ, như nhược cơ hoặc Parkinson, vì thuốc này làm yếu cơ trầm trọng, do tác dụng kiểu cura của thuốc lên liên kết thần kinh cơ
    • Giống các kháng sinh khác, dùng amikacin có thể gây tăng sinh các vi sinh vật không nhạy cảm. Nếu xuất hiện điều đó, phải tiến hành điều trị thích hợp

    Phụ nữ có thai và đang cho con bú

    Thời kỳ mang thai

    • Aminoglycosid có thể gây hại cho thai nhi khi dung cho người mang thai 
    • Nếu dùng amikacin trong khi mang thai hoặc bắt đầu có thai trong khi đang dùng thuốc, người bệnh phải được thông báo là có khả năng nguy hiểm cho thai nhi, kể cả hội chứng nhược cơ. Vì vậy việc dùng thuốc an toàn cho người mang thai chưa được xác định

    Thời kỳ cho con bú

    • Không biết rõ amikacin có đào thải vào trong sữa hay không. Theo nguyên tắc chung, không cho con bú khi dùng thuốc, vì nhiều thuốc được tiết vào sữa

    Ảnh hưởng trên khả năng điều khiển tàu xe và vận hành máy móc

    • Không ảnh hưởng đến khả năng điều khiển tàu xe và vận hành máy móc

    Tác dụng không mong muốn (ADR)

    Tác dụng không mong muốn phụ thuộc vào liều dùng 

    Thường gặp, ADR>1/100

    • Toàn thân: Chóng mặt 
    • Tiết niệu: Protein niệu, tăng creatinin và tăng urê máu 
    • Thính giác: Giảm khả năng nghe, độc với hệ tiền đình như buồn nôn và mất thăng bằng.

    Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100 

    • Toàn thân: Sốt Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin
    • Da: Ngoại ban 
    • Gan: Tăng transaminase 
    • Tiết niệu: tăng-creatinin máu, albumin niệu, nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu và đái ít 

    Hiếm gặp, ADR < 1/4000 

    • Toàn thân: Nhức đầu
    • Máu: Thiếu máu; giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
    • Tuần hoàn:Tăng huyết áp
    • Thần kinh: Nhược cơ, liệt 
    • Các cơ quan khác: Đau khớp 
    • Tai: Điếc 

    Hạn dùng:

    Hai năm kể từ ngày sản xuất

    Bảo quản

    Khô ráo ở nhiệt độ không quá 30°C, Bảo quản tránh ánh sáng. tránh đông lạnh.

    Nhà sản xuất

    Sopharma PLC

    16, Iliensko Shosse str., 1220 Sofia Bulgaria
     

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG