Thuốc Lerdipin 10mg - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Lerdipin 10mg
    • Thuốc tim mạch
    • Viêm nang cứng
    • VD-20537-14
    • Lerdipin 10mg

    Công dụng:
    Lercanidipin là thuốc chẹn kênh canxi chọn lọc, thuộc nhóm dihydropyridin.
    Cơ chế tác dụng ức chế dòng canxi ngoại bào đi vào màng tế bào cơ tim và cơ trơn mạch máu.
    Sự giảm canxi nội bào ức chế quá trình có cơ trơn tim, gây giãn mạch vành và động mạch toàn thân, tăng vận chuyển oxy đến mô cơ tim dẫn đến giảm toàn bộ sức cản ngoại biên, làm hạ huyết áp hệ thống, và làm giảm hậu gánh.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Điều trị cao huyết áp nhẹ đến trung bình.
    Có thể dùng levelanidipin đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ áp khác như B-blocker (atenolol), thuốc lợi tiểu (hydroclorothiazid), ức chế men chuyển (captopril, enalapril).

    Đối tượng sử dụng:
    Người lớn

    Cách dùng:
    Cách dùng
    Thuốc Sp Lerdipin 10mg dạng viên nén bao phim dùng đường uống. Uống thuốc ít nhất 15 phút trước bữa ăn, nên uống thuốc cùng thời điểm mỗi ngày.

    Liều dùng
    Liều khuyến cáo là 10 mg x 1 lần/ ngày.
    Liều có thể tăng đến 20 mg tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
    Chỉnh liều dần dần vì tác dụng hạ áp tối đa sẽ thể hiện rõ sau khoảng 2 tuần.
    Không dùng quá liều quy định, dùng liều cao hơn sẽ không đem lại hiệu quả cao hơn mà lại có thể làm tụt huyết áp và tăng thêm tác dụng phụ.
    Không được uống nước bưởi hay ăn bưởi trong thời gian dùng thuốc.

    Chống chỉ định
    • Bệnh nhân dị ứng với lercanidipin, các dihydropyridin hoặc bất kì thành phần nào của thuốc.
    • Sốc do tim.
    • Hẹp động mạch chủ nặng.
    • Nhồi máu cơ tim trong vòng 1 tháng.
    • Cơn đau cấp trong đau thắt ngực ổn định mạn tính, nhất là trong đau thắt ngực không ổn định.
    • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
    • Bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc cyclosporin.
    • Suy gan hoặc thận nặng (GFR < 30 ml phút).
    • Phụ nữ có thai và cho bú.
    • Trẻ em dưới 18 tuổi.

    Thận trọng khi sử dụng
    • Sau khi bắt đầu điều trị, nếu thấy cơn đau do thiếu máu cục bộ xuất hiện hoặc cơn đau hiện có nặng lên nhanh chóng, cần phải ngừng thuốc.
    • Phải dùng thận trọng Lercanidipin khi người bệnh bị suy tim hoặc chức năng thất trái bị suy vì suy tim có thể nặng lên. Phải ngừng thuốc.
    • Phải giảm liều khi có tổn thương gan, đái tháo đường.
    • Lercanidipin có thể ức chế chuyển dạ đẻ.
    • Tránh dùng nước ép bưởi vì có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc.
    • Người già: Thận trọng khi điều trị khởi đầu ở người già.
    • Phối hợp với: Chất ức chế men CYP3A4 mạnh.
    Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
    • Giống như các thuốc chẹn canxi khác, Lecarnidipin không khuyến cáo sử dụng ở phụ nữ có thai hay nghi ngờ có thai.
    • Lercanidipin có tính thân dầu cao nên có thể bài tiết qua sữa mẹ. Do đó, không nên chỉ định ở phụ nữ đang cho con bú, hoặc không cho con bú khi đang dùng thuốc.
    Ảnh hưởng khả năng lái xe và vận hành máy móc
    • Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy lercanidipin không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và điều khiển máy móc.
    • Tuy nhiên, có thể xảy ra chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi. Bệnh nhân nên được cảnh báo không nên lái xe hay sử dụng máy móc nếu thấy mệt mỏi hay chóng mặt.

    Tác dụng phụ
    Các tác dụng không mong muốn khi dùng Sp Lerdipin 10mg mà bạn có thể gặp.
    • Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, phù ngoại biên, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đỏ bừng.
    • Hiếm gặp: Buồn ngủ, đau thắt ngực, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, đau bụng, ói mửa, phát ban, đau cơ, tiểu nhiều, suy nhược, mệt mỏi.
    • Rất hiếm gặp: Tăng huyết áp, ngất, phì nướu răng, tăng transaminase máu có hồi phục, hạ huyết áp, tiểu nhiều, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
    Thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc.

    Bảo quản
    Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

    Nhà sản xuất
    Công ty Dược Phẩm Shinpoong
    Địa chỉ: 13 Đường 9A, An Bình, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG