1. Chọn địa điểm trông trẻ uy tín, đầy đủ cơ sở vật chất

Nhiều gia đình trẻ có em bé chưa đủ tuổi đến trường mầm non (dưới 12 tháng tuổi), lại không có người thân (ông bà nội ngoại) ở gần chăm sóc nên thường lựa chọn những địa điểm trông trẻ “tại gia”. 

Thế nhưng, đa số các cơ sở này thường hoạt động “tự phát”, chưa được các cơ quan có thẩm quyền thanh kiểm tra về chất lượng trong giáo dục mầm non. Nếu cha mẹ “ tặc lưỡi” gửi con ở những địa điểm này thì có thể dẫn đến nguy cơ cao trẻ rất dễ bị bạo hành, đặc biệt là ở khu vực không lắp hệ thống camera.

Không chỉ có vậy, những cơ sở trông trẻ hoạt động “chui” thường không thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, làm suy giảm sức đề kháng của trẻ nhỏ.

Do vậy, biện pháp tiên quyết đầu tiên để bảo vệ bé là phải chọn được cơ sở trông trẻ đảm bảo chất lượng cao (cả về cơ sở vật chất và chất lượng giáo viên).

2. Dạy trẻ cách tự vệ trong trường học

Với những trẻ mầm non từ 3 tuổi trở lên có khả năng nhận thức, ghi nhớ kiến thức mà người lớn dạy dỗ. Phụ huynh nên dạy con một số cách tự vệ hoặc báo cho người liên quan khi xảy ra bạo lực tại trường mầm non: 
  • La hét, cầu cứu người lớn xung quanh nếu con bị đánh, hoặc gây tổn thương.
  • Với trẻ lớn hơn, nên cho con học thuộc số điện thoại của bố mẹ để có thể nhờ người khác gọi cho bố trong trường hợp có bị bạo hành.

3. Thường xuyên kiểm tra hệ thống Camera của trường học

Đa số các trường mầm non hiện nay thường lắp đặt hệ thống Camera để phụ huynh có thể tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của on em mình trong trường học.

Do vậy, phụ huynh hoặc người thân của bé cần thường xuyên Camera trường học để biết được con mình có được an toàn không, hay có bị bạo hành không.

4. Kiểm tra thân thể, quần áo hoặc tinh thần của trẻ sau giờ tan học

Những trẻ mầm non bị bạo hành thường có tinh thần hoảng loạn, hay khóc lóc và sợ hãi hay không dám tiếp xúc mọi người xung quanh. Nếu người thân phát hiện những biểu hiện bất thường như vậy cần nhanh chóng kiểm tra tình trạng con em mình tại lớp học thông qua Camera.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thường xuyên kiểm tra quần áo, thân thể của trẻ để sớm phát hiện dấu hiệu bạo hành tại trường mầm non. Trẻ bị bạo lực ở trường học có thể có những biểu hiện trên thân thể như sau:
  • Xuất hiện những vết bầm tím trên da.
  • Trẻ kêu đau ở bất kỳ bộ phận cơ thể nào đó.
  • Quần áo trẻ xộc xệch, xuất hiện vết máu hoặc vết rách.

5. Lắng nghe tâm sự của trẻ nhỏ

Với những trẻ lớn từ 3 tuổi trở lên, khi trẻ đã biết nói thì cha mẹ cần hỏi thăm con và lắng nghe tâm sự của trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp người lớn sớm phát hiện con trẻ mình có được an toàn tại trường mầm non hay không, tăng tình cảm gắn bó giữa cha mẹ và con cái. 

Phụ huynh nên hỏi han con mình câu hỏi như: “Con đi học có thấy vui không?”, “Con bị ai bắt nạt ở trường không?”...

Trên đây là những nguyên tắc bảo vệ trẻ mầm non tránh khỏi bạo lực học đường. Tình trạng bạo hành này chỉ có thể chấm dứt khi có sự phát hiện kịp thời, lên án quyết liệt của gia đình và toàn xã hội. Hy vọng bài viết đã giúp cha mẹ hiểu được những biện pháp bảo vệ con em mình. Chúc trẻ mầm non sẽ luôn được nâng niu, bảo vệ đúng cách và có tuổi thơ nhiều niềm vui, tiếng cười.