1. Giữ vệ sinh cho trẻ

Biện pháp hàng đầu trong việc phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm đó là giữ vệ sinh cho trẻ, phụ huynh nên nhắc trẻ thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi chạm vào nắm tay cửa ở trường học để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. 

Không những vậy, khi các con đi học về thì cha mẹ cũng nên thay quần áo mới và tắm rửa cho các bé để loại bỏ vi khuẩn hoặc vi rút bám trên bề mặt ngoài da và có thể gây thành bệnh.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối để kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi trùng gây bệnh cúm, có thể phát triển ở vùng hầu họng.

2. Giữ khoảng cách, đeo khẩu trang cho trẻ

Với những trẻ học ở khu vực có dịch bệnh bùng phát nặng nề, giáo viên và người thân nên nhắc nhở trẻ không nên tiếp xúc gần với những người có dấu hiệu bị ốm, hắt hơi, sổ mũi. 

Ngoài ra, trẻ cũng cần được đeo khẩu trang để ngăn ngừa vi rút hoặc vi khuẩn theo dịch tiết của người bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ. 

3. Không chia sẻ đồ dùng hoặc dùng đồ ăn uống chung với bạn

Nhiều bé đi học có thể mượn đồ dùng (quần áo, khăn) hoặc đồ ăn uống (bát đũa, thìa…) của bạn học để sử dụng. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh cảm cúm.

Do vậy, trẻ cần tránh sử dụng chung đồ dùng hoặc đồ ăn uống với các bạn để phòng tránh nguy cơ mắc phải cúm A, covid hoặc các loại cúm khác.

4. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Thêm một biện pháp khác giúp trẻ khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm đó chính là cần tăng cường sức đề kháng hoặc hệ miễn dịch cho trẻ. Để trẻ có sức đề kháng tốt, cha mẹ nên áp dụng đồng thời các biện pháp như sau:

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng bao gồm 4 nhóm chất: tinh bột, chất đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất. 
  • Người chăm sóc nên chuẩn bị bữa ăn đa dạng thực phẩm, giàu dinh dưỡng để giúp trẻ ăn ngon miệng mà không bị nhàm chán.
Cho trẻ vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc

Vận động thường xuyên hoặc ngủ đủ giấc có thể hỗ trợ trẻ tăng cường sức đề kháng, giúp hạn chế sự tấn công của nhiều loại vi rút, vi khuẩn đến cơ thể trẻ. Đồng thời vận động thường xuyên cũng là cách giúp trẻ thư giãn sau giờ học tập căng thẳng.

Sử dụng sản phẩm tăng cường hỗ trợ tăng sức đề kháng

Nếu cơ thể trẻ kém hấp thu, hoặc bữa ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm.

Tiêm phòng đầy đủ và cho bé khám sức khỏe định kỳ

5. Làm sạch môi trường sống xung quanh

  • Phòng ngủ hoặc không gian sống của trẻ cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng và thoáng mát. Điều này có tác dụng ngăn cho muỗi hoặc các loại côn trùng sinh sôi và gây bệnh.
  • Ngoài ra, người lớn có thể dùng một số thiết bị hỗ trợ để vệ sinh môi trường sống của trẻ như: máy hút bụi, máy lọc không khí, máy cung cấp độ ẩm trong phòng…
  • Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, hãy để con luôn khỏe mạnh và cảm thấy tràn đầy năng lượng để tiếp thu kiến thức và học hỏi những điều hay bằng những biện pháp kể trên.
Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bậc phụ huynh và người lớn biết cách bảo vệ con em mình khi quay trở lại trường học trong thời điểm nhiều dịch bệnh bùng phát. Từ đó, giúp trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.