Cảm cúm là bệnh lý thường gặp nhất với mọi người và thường khiến người bệnh thấy bất tiện, khó chịu. Bạn có thể áp dụng các cách trị cảm cúm tại nhà dưới đây để cải thiện các triệu chứng bệnh và nhanh khỏi hẳn.
1. 11 cách chữa cảm cúm đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Người bệnh cảm cúm thường thấy có các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, đau nhức đầu, viêm họng,… mức độ nặng nhẹ tùy mỗi người. Người bệnh cảm cúm nhẹ có thể áp dụng các cách chữa cảm cúm đơn giản dưới đây ngay tại nhà:
1.1. Sử dụng thuốc trị cảm
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cảm cúm nên người bệnh thường sử dụng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh cảm cúm như: đau họng, sốt, nhức đầu hay sổ mũi, mệt mỏi. Một số loại thuốc điển hình thường được dùng là thuốc hạ sốt, giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen…), thuốc long đờm, thuốc ho, thuốc xịt mũi,… Với những trường hợp các triệu chứng kéo dài mà không cải thiện, người bệnh còn có thể sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên với loại thuốc này người bệnh cần được bác sĩ tư vấn, chỉ định để dùng an toàn, hiệu quả.
1.2. Uống nhiều nước
Cơ thể người bệnh cảm cúm dễ mất nước do thường sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Vì thế bù đủ nước cho cơ thể là cần thiết và người bệnh có thể uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc oresol. Lưu ý là người bệnh nên hạn chế uống các loại nước lạnh, đồ uống chứa cồn, nước uống có gas.
1.3. Dùng thức ăn dạng lỏng
Người bệnh cảm cúm thường mệt mỏi, kéo theo đó là cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn, lười ăn. Do đó thay vì ăn những món ăn thường ngày thì người bệnh nên các món ở dạng lỏng như cháo, súp, canh hầm… để dễ ăn, dễ nuốt hơn và cũng giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn.
1.4. Nghỉ ngơi
Khi bị cúm nếu người bệnh vẫn làm việc thì cơ thể sẽ thêm mệt mỏi, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn. Do đó một cách trị cảm cúm tại nhà hiệu quả là người bệnh nên nghỉ ngơi để có thể được phục hồi.
1.5. Tăng độ ẩm môi trường sống
Tình trạng đau họng, nghẹt mũi của người bệnh cảm cúm sẽ được cải thiện đáng kể nếu môi trường sống được tăng độ ẩm. Có thể sử dụng các thiết bị tạo độ ẩm cho không khí trong nhà, máy xông hơi. Hoặc đơn giản hơn, người bệnh có thể ngồi trong nhà tắm và bật vòi nước nóng trong vài phút để hít thở.
1.6. Xông hơi
Xông mũi là cách giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi và nghẹt mũi của người bệnh cảm cúm. Có thể chuẩn bị nồi nước nóng thêm ít tinh dầu và dùng một chiếc khăn trùm đầu để hơi nước có thể bốc lên mặt. Xông trong khoảng 30 phút sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi được cải thiện.
1.7. Sử dụng túi chườm nhiệt
Nếu người bệnh cảm cúm bị đau đầu, nhức trán, đau xoang thì có thể sử dụng túi chườm nhiệt hoặc khăn ấm lên vùng trán. Biện pháp cũng rất hiệu quả, không chỉ giúp người bệnh thoải mái hơn mà còn là một cách trị cảm cúm đã được dân gian áp dụng hiệu quả.
1.8. Súc miệng với nước muối
Cách này sẽ giúp người bệnh cảm cúm loại bỏ các chất nhầy tích tụ ở cổ họng, giảm đờm hiệu quả. Súc miệng với nước muối cũng giúp giảm triệu chứng nghẹt tai rất tốt.
1.9. Vệ sinh mũi
Người bệnh nên vệ sinh mũi thường xuyên để cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. Cách này cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng xoang mũi. Người bệnh có thể mua dụng cụ xịt rửa mũi ở các cửa hàng thuốc và dễ dàng sử dụng.
1.10. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân
Nếu thấy mệt quá thì người bệnh cảm cúm có thể nhờ sự hỗ trợ từ người thân. Nhờ có người thân chăm sóc mà người bệnh sẽ được nghỉ ngơi, làm giúp những việc nhà khi đang cúm.
1.11. Rút ngắn thời gian điều trị nhờ sản phẩm hỗ trợ
Ngoài những biện pháp trị cảm cúm tại nhà trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm tăng cường đề kháng để rút ngắn thời gian điều trị hơn. Nên chọn sản phẩm hỗ trợ có thành phần thảo dược như thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên, đinh hương, hoa hòe,… những thành phần đã được chứng minh hiệu quả ức chế virus phát triển. Nhưng thảo dược tự nhiên này khi được bào chế bằng công nghệ bào chế hiện đại nên hiệu quả được tăng cường lên gấp nhiều lần so với sử dụng thảo dược thông thường, có tác dụng tăng cường đề kháng vượt trội, giúp ức chế virus phát triển, giảm lượng virus trong cơ thể nhờ đó giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm của bệnh, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
2. Cách phòng bệnh cảm cúm hiệu quả
Để phòng bệnh cúm khi mà chưa có thuốc đặc trị thì bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, làm việc.
- Rửa tay, sát khuẩn thường xuyên bằng xà phòng, nước rửa tay để loại bỏ mầm bệnh.
- Chế độ ăn uống cần đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng.
- Nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nơi sinh sống, làm việc
- Tiêm phòng cảm cúm hàng năm để nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
- Nên tăng cường đề kháng bằng sản phẩm có thành phần thiên nhiên (thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên, đinh hương, hoa hòe) để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng bệnh do virus, vi khuẩn gây ra một cách tốt nhất.
Hy vọng những cách trị cảm cúm tại nhà trên sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh cũng như biết cách phòng bệnh hiệu quả.