Người cao tuổi thường đau xương khớp ở vị trí nào? 

Xương khớp là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra.  Những vị trí mà người cao tuổi thường đau xương khớp có:
  • Đầu gối: Khoảng 30.6% người bệnh đau nhức đầu gối và tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi ở nữ giới.
  • Hông: Vị trí này có tỷ lệ mắc thấp hơn đầu gối là 17.5% và tỷ lệ cũng tăng dần theo độ tuổi.
  • Tay: Có khoảng 13% nam giới và 26% nữ giới trên 70 tuổi được chẩn đoán đau ít nhất một khớp tay.
  • Cột sống: Có khoảng 16.9 - 19% người bệnh bị đau cột sống.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp người cao tuổi

  • Chấn thương: Khớp, các dây chằng có thể bị ảnh hưởng do biến dạng thứ phát gặp sau tai nạn giao thông, té ngã,… từ đó gây ảnh hưởng đến khiến xương khớp.
  • Thừa cân: Tình trạng này sẽ gây áp lực cho các khớp nhất là khớp gối và lưng.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Chế độ ăn thiếu chất như sắt, canxi… hay sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá… cũng có thể là tác nhân gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.
  • Thay đổi thời tiết: Thời điểm chuyển giao giữa các mùa rất dễ làm cho người cao tuổi gặp vấn đề về sức khỏe, trong đó có đau nhức về xương.
  • Ít vận động cơ thể: Người cao tuổi hạn chế vận động dẫn đến cứng các khớp, máu vận chuyển đến khớp không thể tuần hoàn ổn định dễ gây ra tình trạng đau nhức xương.
  • Di truyền: Nếu gia đình có người thân mắc bệnh về xương khớp thì nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Một số bệnh lý như viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, thoát vị đĩa đệm, loãng xương… có thể là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. 

Ảnh hưởng của đau nhức xương khớp đến người cao tuổi

  • Mất ngủ: Người cao tuổi đã vốn khó ngủ, ngủ ít nên nếu đau nhức xương khớp không được điều trị sẽ khiến tình trạng mất ngủ tăng lên, lâu ngày sẽ khiến cho tình trạng đau nhức gia tăng.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Tình trạng đau nhức xương sẽ khiến cho người cao tuổi gặp khó khăn trong việc thực hiện những hoạt động đơn giản thường ngày như mặc quần áo, vệ sinh cá nhân,… 
  • Tăng cân: Đau nhức xương khớp khiến người cao tuổi giảm vận động, ngại di chuyển và ngại tập luyện thể dục thể thao. Vì thế mà người cao tuổi có thể tăng cân và sẽ khiến triệu chứng bệnh khớp nghiêm trọng hơn. Việc thừa cân cũng sẽ dễ gây ra những biến chứng nặng nề như bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…
  • Trầm cảm: Theo nghiên đã cho thấy tình trạng đau nhức xương gây tác động đến sức khỏe tâm thần. Có hơn 40% những người thực hiện nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm do các triệu chứng viêm khớp gây ra.
  • Những biến chứng có thể xảy ra do đau nhức khớp như hoại tử xương, gãy xương, viêm nhiễm và chảy máu ở khớp, thoái hóa gân và các dây chằng bao quanh khớp.

Cách phòng bệnh đau nhức xương khớp người cao tuổi

Để có thể phòng bệnh xương khớp sẽ đến khi tuổi tác ngày một tăng thì bạn nên duy trì các thói quen dưới đây:
  • Chú ý giữ cân nặng ở mức hợp lý để tránh thừa cân, béo phì gây ảnh hưởng đến xương khớp. 
  • Tránh các tư thế như gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay, tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.
  • Có thói quen tập thể dục hàng ngày và nghỉ giải lao giữa giờ làm với dân văn phòng hay người có tính chất công việc mang vác nặng, đứng nhiều để cho xương khớp được nghỉ ngơi, thư giãn. 
  • Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống nếu có. 
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, đặc biệt là bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C,… trong thực đơn ăn hàng ngày của người có tuổi. 
  • Bạn có thể chọn sử dụng từ sớm sản phẩm có chứa các thành phần như Canxi nano, vitamin D3, MK7, Chondroitin sulfat, Magie, Mangan, Boron … giúp tăng tái tạo xương, tái tạo mô sụn, hỗ trợ phòng các bệnh xương khớp hiệu quả.