Viêm mũi mãn tính và triệu chứng nhận biết

Viêm mũi mạn tính là tình trạng viêm mũi kéo dài trên 3 tháng do tác nhân vi trùng, hóa chất hoặc miễn dịch, dị ứng gây ra. Chảy dịch mũi sau là một trong những đặc điểm thường gặp của bệnh viêm mũi mãn tính. Chảy dịch mũi sau có thể dẫn đến đau họng mãn tính, ho mãn tính hoặc hắng giọng. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng của viêm mũi mãn tính có thể khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng thường thấy:
  • Nghẹt mũi dẫn đến phải thở bằng miệng
  • Viêm xoang, đau nhức xoang
  • Sổ mũi, chảy dịch mũi sau
  • Ho mãn tính
  • viêm họng, viêm thanh quản
  • Viêm mũi dị ứng

Cách cải thiện viêm mũi mãn tính

Bệnh viêm mũi mãn tính nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như viêm xoang cấp và mạn tính do bị ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang, ngứa mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt… Đặc biệt bệnh viêm mũi họng mãn tính còn có sự liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn bởi các yếu tố gây bệnh viêm mũi mãn tính thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Vì thế người bệnh viêm mũi mãn tính cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn người bình thường và nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn, nhất là vào mùa lạnh. Bệnh viêm mũi mãn tính sẽ khiến người bệnh khó thở, ngạt mũi kéo dài, khi lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đủ (trong lúc người bệnh ngủ) thì sẽ gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ, một vài trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể bị nhồi máu não, đột phát bệnh tim mạch, cao huyết áp và thậm chí là đột tử... 

Tùy vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị. Với tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp tại nhà. Đối với tình trạng nặng, phẫu thuật mũi có thể được chỉ định. Thuốc kháng histamin dưới dạng xịt hoặc viên uống thường được kê đơn để điều trị chứng viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng kéo dài vì có thể gây một số tác dụng phụ không có lợi cho việc phục hồi bệnh viêm mũi. Thuốc corticosteroid là nhóm thuốc kháng viêm cũng có thể được dùng để điều trị các vấn đề về dị ứng. Thuốc xịt mũi ipratropium thường được chỉ định điều trị viêm mũi mãn tính do rối loạn đường thở trên như viêm mũi không dị ứng với tăng bạch cầu ái toan. 

Bên cạnh đó người bệnh có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm mũi mạn tính tại nhà:
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Đối với viêm mũi mãn tính do dị ứng, người bệnh cần tránh các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, mạt bụi, phấn hoa, lông động vật…
  • Rửa mũi với nước muối sinh lý là một phương pháp hỗ trợ điều trị phổ biến đối với bệnh viêm mũi viêm xoang. Người bệnh xịt hoặc bơm rửa nước muối vào hai mũi để làm sạch vi khuẩn, dịch mũi hàng ngày, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Ngoài nước muối sinh lý thì người bệnh viêm mũi mãn tính có thể chọn dùng xịt rửa mũi có thành phần thảo dược an toàn gồm xịt rửa mũi và xịt mũi, có thể thay thế các thuốc xịt mũi tây y và hạn chế việc phụ thuộc vào các loại thuốc tây y này. Xịt rửa mũi thảo dược có chứa các thành phần như Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà. Nếu sử dụng thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi mãn tính nhờ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. 
Thuốc xịt mũi có dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri clorid, polysorbate, natri benzoat, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của viêm mũi như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, khô mũi, viêm mũi do cảm cúm, làm thông thoáng đường mũi xoang, đào thải dịch nhầy trong xoang mũi và xoang trán. Hỗ trợ làm giảm triệu chứng của viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang. Phòng tránh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và giúp giảm sự phụ thuộc vào thuốc co mạch và corticoid, nhờ đó tránh được các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Viêm mũi mãn tính không chỉ gây khó chịu mà còn có thể phát triển thành viêm xoang cấp tính, xoang mãn tính, hen suyễn, viêm tai giữa… khiến việc điều trị càng khó khăn hơn. Do đó hãy điều trị ngay tránh để bệnh chuyển biến nặng và biến chứng.