Viêm xoang là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên khá phổ biến. Nhiều người bệnh thường sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh lý này mà không biết nếu không dùng đúng sẽ gây tác dụng không mong muốn. Người bệnh có thể tìm hiểu cách cải thiện viêm xoang không cần dùng thuốc tây dưới đây.
Các loại thuốc thường dùng điều trị viêm xoang
Người bệnh viêm xoang thường gặp các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, nghẹt mũi, đau nhức xương hàm… Do đó để cải thiện các triệu chứng này thì có các loại thuốc thường được dùng:
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau phổ biến có thể có hiệu quả để điều trị đau xoang và nhức đầu xoang bao gồm:
- Tylenol (acetaminophen)
- Advil (ibuprofen)
- Aleve (naproxen)
- Aspirin (Aspirin có thể được sử dụng cho người lớn nhưng không nên dùng cho trẻ em do nguy cơ mắc hội chứng Reye).
Một số loại thuốc giảm đau này có thể được kết hợp nếu một trong số chúng không hiệu quả đối với cơn đau khi sử dụng đơn độc. Tuy nhiên, người bệnh nên gặp bác sĩ thăm khám và tư vấn trước khi sử dụng.
Thuốc kháng histamin
Nếu dị ứng gây tắc nghẽn và dẫn đến đau do viêm xoang, thuốc kháng histamin không kê đơn có thể hữu ích. Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu vào histamine, một chất hóa học được giải phóng để phản ứng với chất gây dị ứng và có vai trò điều trị triệu chứng dị ứng, bao gồm chảy mũi. Thuốc kháng histamin ngăn chặn các thụ thể histamin để giảm các triệu chứng dị ứng.
Thuốc kháng histamin không kê đơn phổ biến bao gồm:
- Allegra (fexofenadine)
- Claritin (loratadin)
- Xyzal (levocetirizin)
- Zyrtec (cetirizine)
- Benadryl (diphenhydramine)
Thuốc thông mũi
Tình trạng đau do viêm xoang cũng có thể được điều trị bằng thuốc thông mũi không kê đơn. Những loại thuốc này giảm sự tắc nghẽn bằng cách giảm phù nề mạch máu như Sudafed (pseudoephedrine) hoặc Sudafed PE (phenylephrine), hoặc thuốc xịt mũi như Afrin (oxymetazoline). Nếu không được bác sĩ khuyến nghị thì người bệnh không nên sử dụng thuốc xịt thông mũi như Afrin kéo dài hơn ba ngày để tránh tình trạng nghẹt mũi tái phát.
Có nên dùng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm xoang
Phần lớn các bệnh nhiễm trùng xoang là do virus, nên thuốc kháng sinh không chữa khỏi các bệnh do virus gây ra. Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và ngay cả trong trường hợp liên quan đến vi khuẩn, cơ thể thường có thể tự chữa khỏi các bệnh nhiễm trùng nhẹ hoặc trung bình trong vòng vài ngày.
Do đó nếu thấy các triệu chứng viêm xoang trở nặng, gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thì người bệnh nên đi khám để được điều trị đúng cách, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dùng thuốc kháng sinh không đúng có thể gây ra các tác hại như:
- Tăng khả năng bị nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh sau này
- Tiêu diệt vi khuẩn dạ dày khỏe mạnh, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển
- Các tác dụng phụ có thể xảy ra như đau bụng, phát ban hoặc chóng mặt
- Dị ứng
Người bệnh chỉ dùng thuốc kháng sinh trong các trường hợp và cần được bác sĩ chỉ định:
- Các triệu chứng nhiễm trùng xoang kéo dài hơn 1 tuần
- Các triệu chứng xấu đi
- Các triệu chứng viêm xoang nghiêm trọng (sốt cao, nhiễm trùng da hoặc phát ban, đau quanh mắt hoặc mũi).
Cải thiện triệu chứng viêm xoang không cần dùng thuốc
Theo các nghiên cứu được thực hiện bởi Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, 60-70% bệnh nhân viêm xoang hồi phục hoàn toàn mà không cần dùng đến kháng sinh. Người bệnh có thể áp dụng các cách sau để cải thiện triệu chứng viêm xoang:
- Uống nhiều nước, tốt nhất là uống nước ấm vì sẽ giúp làm lỏng chất nhầy
- Nên nghỉ ngơi, nhất là trong vài ngày đầu để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng
- Làm ẩm không khí bằng máy phun sương
- Nâng cao đầu khi ngủ để giảm chảy nước mũi sau
- Tắm với nước ấm vì hơi nước có thể làm dịu cơn đau họng và làm lỏng chất nhầy
- Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm đau họng
- Sử dụng nước muối sinh lý xịt mũi hoặc bộ dụng cụ rửa mũi để giảm nghẹt mũi
- Tăng cường vitamin C và các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Kết hợp bổ sung các chế phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng toàn diện để đạt hiệu quả nhanh hơn.
Vệ sinh mũi họng đúng cách, thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ cải thiện nhưng tình trạng viêm xoang. Người bệnh nên chọn dùng bộ sản phẩm xịt rửa mũi thảo dược. Trong đó xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. Thuốc xịt mũi có dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri clorid, polysorbate, natri benzoat, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của viêm mũi như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, khô mũi, viêm mũi do cảm cúm, làm thông thoáng đường mũi xoang, đào thải dịch nhầy trong xoang mũi và xoang trán. Hỗ trợ làm giảm triệu chứng của viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang. Phòng tránh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và giúp giảm sự phụ thuộc vào thuốc co mạch và corticoid, nhờ đó tránh được các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Viêm xoang là bệnh do virus, vi khuẩn gây nên, do đó người bệnh viêm xoang có thể chọn dùng thêm sản phẩm có thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên, đinh hương, hoa hòe,… những thành phần đã được chứng minh hiệu quả ức chế virus phát triển. Những thảo dược tự nhiên này khi được bào chế bằng công nghệ bào chế hiện đại nên hiệu quả được tăng cường lên gấp nhiều lần so với sử dụng thảo dược thông thường, có tác dụng tăng cường đề kháng vượt trội, giúp ức chế virus phát triển, giảm lượng virus trong cơ thể nhờ đó giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm của bệnh, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Viêm xoang dễ phát triển nặng và mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Do đó người bệnh nên đi khám để điều trị đúng cách tránh tự dùng thuốc.