Thuốc Actixim - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Actixim
    • Thuốc điều trị ký sinh trùng, thuốc kháng khuẩn và điều trị virus
    • Bột pha hỗn dịch
    • VD-15352-11
    • Bột vô khuẩn cefuroxim natri tương đương cefuroxim 750mg.

    Công dụng:
    Cefuroxim là kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng, thuộc nhóm cephalosporin, được dùng bằng đường tiêm.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Điều trị nhiễm khuẩn thể nặng đường hô hấp dưới (kể cả viêm phổi), nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn thể nặng niệu - sinh dục (kể cả bệnh lậu, đặc biệt khi penicilin không thích hợp), nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
    Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật.

    Đối tượng sử dụng:
    Người bệnh bị viêm đường hô hấp dưới (kể cả viêm phổi), nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương, người sau phẫu thuật.

    Cách dùng:
    Người lớn: Liều thông thường là 750mg, 8 giờ một lần, nhưng trong các nhiễm khuẩn nặng hơn có thể tiêm tĩnh mạch 1,5 g, 8 giờ hoặc 6 giờ một lần, 1.5 g
    Trẻ em và trẻ còn rất nhỏ: 30mg đến 60 mg/kg thể trọng/ ngày, nếu cần có thể tăng đến 100 mg/ kg/ngày, chia làm 3 - 4 liễu nhỏ. Trẻ sơ sinh có thể cho dùng tổng liều hàng ngày tương tự, nhưng chia làm 2 hoặc 3 liều nhỏ.
    Cách dùng:
    Đường tiêm bắp: Mỗi lọ 750mg nên được pha với 3 mÌ nước vô khuẩn pha tiêm. Lắc nhẹ để phân tán và rút toàn bộ lượng huyền dịch thu được đề tiêm bắp sau.
    Đường tĩnh mạch: Mỗi lọ 750mg nên được pha với 8 mÍ nước vô khuẩn pha tiêm. Dung dịch thu được dùng để tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 phút hoặc qua ống của bộ dây tiêm truyền nếu bệnh nhân đang được truyền dịch. Đối với truyền tĩnh mạch ngắn (như tối đa 30 phút), có thể hoà tan 1,5g trong 50ml một trong các dịch truyền tĩnh mạch tương hợp (nước vô khuẩn pha tiêm, dextrose 5% pha tiêm...).

    Chống chỉ định

    • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin và penicillin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

    Thận trọng

    • Dùng cefuroxim dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi các dấu hiệu bội nhiễm, nếu bội nhiễm nghiêm trọng phải ngưng sử dụng thuốc.
    • Nên cẩn thận khi sử dụng các kháng sinh cephalosporin về liều cao cho bệnh nhân đang dùng đồng thời thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid, do sự kết hợp này bị nghi ngờ là gây ảnh hưởng có hại lên chức năng thận.
    • Thận trọng khi dùng thuốc trên bệnh nhân suy thận, tiền sử sốc phản vệ do dùng người có bệnh tiêu hóa đặc biệt là viêm đại tràng.
    • Sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: Không có bằng chứng thực nghiệm vệ tác dụng gây bệnh cho thai nhi cũng như gây quái thai do cefuroxim, tuy nhiên, ít cũng như đôi với tất cả các thuốc, phụ nữ có thai nên sử dụng cefuroxim một cách. Cefuroxime is thận trọng trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Cefuroxim bài tiết trong sữa mẹ, do đó nên thận trọng khi dùng thuốc này trong thời gian đang cho con bú.
    Tác dụng không mong muốn
    • Thường gặp các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn, buồn nôn. 
    • Đôi khi xảy ra phản ứng phản vệ, tăng bạch cầu ưa eosin, nổi mề đay, ngứa. Hiếm khi đau đầu, viêm thận kẽ, viêm đại tràng màng giả, hội chứng Stevens — Johnson. 
    • Đôi khi chứng viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra khi tiêm tĩnh mạch. 
    • Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: xuất hiện dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, viêm đại tràng màng giả.

    Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Bảo quản: 

    • Bảo quản bột vô khuẩn ở nhiệt độ không quá 30°C trong lọ kín và tránh ánh sáng. Huyền dịch cefuroxim cho tiêm bắp va dung dich cefuroxim trong nước cho tiêm tĩnh mạch trực tiếp có thể bảo quản trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng có kiểm soát (15°C-30°C) và 48 giờ ở nhiệt độ tủ lạnh (2°C-8°C).

    Nhà sản xuất:

    Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed

    29A Đại Lộ Tự Do, Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, Thuận An, Bình Dương Việt Nam

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG