Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng lượng đường huyết trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Đây là bệnh mãn tính cần dùng thuốc suốt đời, hiện vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm. Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, nguyên nhân là do điều trị chưa đúng cách, triệt để và cả do những ngộ nhận hay gặp được chia sẻ dưới đây.
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng đường huyết trong máu luôn cao hơn bình thường. Có 2 thể thường gặp là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 trong đó tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn. Tiểu đường tuýp 1 xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công phá hủy các tế bào tuyến tụy (còn gọi bệnh tự miễn) khiến cơ quan này không có khả năng tạo ra insulin. Hiện chưa có cách ngăn ngừa hiệu quả bệnh đái tháo đường tuýp 1. Tiểu đường tuýp 2 xảy ra do lối sống, chế độ ăn uống, liên quan chặt chẽ đến bệnh béo phì và có xu hướng di truyền khiến insulin ngày càng hoạt động không hiệu quả.
1. Ăn nhiều đường là nguyên nhân gây tiểu đường type 2
Các chuyên gia không hoàn toàn xác định chính xác những gì có thể gây ra bệnh. Insulin là một hormone có vai trò kiểm soát lượng đường trong máu. Trong tiểu đường type 2, cơ thể trở nên đề kháng hoặc không sản xuất đủ insulin, dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, đường, muối và cholesterol là một phần quan trọng trong giữ gìn sức khỏe.
2. Người thừa cân, béo phì sẽ phát triển tiểu đường type 2
Thừa cân và béo phì là một trong số những yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh tiểu đường nhưng không phải tất cả những người thừa cân, béo phì đều mắc bệnh. Những yếu tố khác như tiền sử gia đình, trên 40 tuổi, vùng địa lý... cũng góp phần dẫn đến bệnh.
3. Tiểu đường luôn có những triệu chứng cảnh báo
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 có thể phát triển chậm. Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ CDC ước tính khoảng 8 triệu người không biết mình đang mắc bệnh. Các triệu chứng ban đầu thường mơ hồ nên nhiều người không thể nhận ra ngay lập tức. Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh biểu hiện với các triệu chứng như đi tiểu nhiều, khát và đói. Các triệu chứng khác bao gồm giảm cân, mệt mỏi, vết thương chậm lành, nhìn mờ...
4. Tiền tiểu đường là không có gì để lo lắng
Tiền tiểu đường khiến người bệnh có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường type 2. Các nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm khả năng mắc bệnh đến 58% nếu giảm 7% trọng lượng cơ thể và tập thể dục vừa phải trong 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.
5. Tiểu đường type 2 không nghiêm trọng như tiểu đường type 1
Cả hai loại bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến tử vong. Các biến chứng bao gồm bệnh thận, giảm thị lực, bệnh thần kinh, đoạn chi, đau tim, đột quỵ... Tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn đái tháo đường tuýp 1, nếu điều chỉnh lối sống (tăng cường hoạt động thể lực phù hợp), xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (ít tinh bột, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh,…) thì có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng.
6. Bệnh tiểu đường type 2 không cần insulin
Nhiều người kiểm soát bệnh bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục, giảm cân và uống thuốc. Khi bệnh tiến triển, hầu hết mọi người cần điều trị bằng insulin. Sử dụng phương pháp này không có nghĩa là đã thất bại trong việc quản lý bệnh, chỉ là bệnh đang thay đổi.
7. Tiểu đường type 2 có thể chữa trị
Không có cách chữa cho bệnh tiểu đường type 2 mà chỉ có thể kiểm soát, ngăn ngừa và trì hoãn biến chứng với những thay đổi lối sống, thuốc uống và insulin. Trong một số trường hợp, có thể đưa mức đường máu trở lại bình thường và dừng thuốc nhưng nguy cơ tái phát khá cao. Người bệnh đã thuyên giảm cần duy trì trọng lượng, ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất phù hợp.
8. Người bệnh tiểu đường không thể ăn đường, đồ ngọt hoặc tinh bột
Người bệnh có thể sử dụng với sự kiểm soát hợp lý được tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng để có được khẩu phần thích hợp với tinh bột, trái cây, đường, rượu.
9. Người bệnh tiểu đường cần ăn một chế độ ăn đặc biệt
Việc ăn những thực phẩm dành riêng cho người tiểu đường hoặc ăn kiêng là không cần thiết. Trong thực tế, những thực phẩm này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và khá đắt đỏ. Thay vào đó người bệnh nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, cholesterol và muối. Nên ăn các loại rau tươi, trái cây tươi và các loại hạt. Người bệnh có thể nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn đạt được mục tiêu ăn uống lành mạnh mà không cần bất kỳ loại thực phẩm đặc biệt.
10. Người bệnh tiểu đường không thể duy trì một cuộc sống tích cực
Cuộc sống năng động, tích cực là rất quan trọng để kiểm soát bệnh. Tập thể dục làm tăng độ nhạy cảm insulin nên các tế bào có thể sử dụng insulin tốt hơn. Nên thiết lập những bài tập hàng ngày hợp lý, đặc biệt là những người đã có biến chứng tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, cần dùng thuốc suốt đời, hiện vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm. Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay dùng thuốc Tây y, điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống,… giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng ở một mức độ nhất định. Ngoài các thuốc được bác sĩ chỉ định thì người bệnh có thể dùng thêm sản phẩm có chứa Ginkgo Biloba và cao Blueberry, tiền vitamin nhóm B là B1, B2, B6, Chondroitin. Trong đó Ginkgo biloba, cao Blueberry - dưỡng chất giúp tăng hoạt huyết đã được sử dụng nhiều. Vitamin nhóm B như B1 và B6, B2, B12 và Chondroitin - thành phần giúp sinh các collagen cần thiết để tái tạo lại thành mạch máu, các melamine của các vỏ rễ thần kinh. Sản phẩm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giúp bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid hiệu quả, an toàn.