Loãng xương và biến chứng nếu không kịp thời kiểm soát

Loãng xương xảy ra do giảm khối lượng và chất lượng của xương, làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương dù chỉ với chấn thương nhẹ. Bệnh lý này thường gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, những người suy dinh dưỡng, sử dụng corticoid kéo dài… Bệnh có thể diễn biến âm thầm, không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh khi có biến chứng như gãy xương hoặc biến dạng vùng cột sống (gù, vẹo, giảm chiều cao). Trong đó gãy xương là biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương và nguy cơ càng gia tăng khi tình trạng loãng xương càng nặng. Người bệnh loãng xương thường gây gãy xẹp các đốt sống chịu lực của cơ thể như đốt sống L1, T12 hoặc gãy cổ xương đùi, có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ sau một chấn thương nhẹ như té ngồi từ trên ghế, võng hoặc thậm chí xảy ra khi không có chấn thương. Gãy xương do loãng xương có thể gây ra tình trạng chèn ép tủy sống làm bệnh nhân bị yếu liệt, mất cảm giảm 2 chân, rối loạn đại tiện, tiểu tiện và cần nhập viện cấp cứu.

Cách bổ sung canxi hiệu quả cho người bệnh loãng xương vào mùa đông 

Bệnh loãng xương sẽ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra các cơn đau, thoái hóa, làm giảm khả năng vận động của người cao tuổi, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống. Bệnh thường diễn ra âm thầm nên khó phát hiện được ở giai đoạn sớm và gãy xương do loãng xương là tình trạng rất thường gặp ở người lớn tuổi, dù sau khi phẫu thuật gãy xương thì xương cũng khó có khả năng lành lại. Vì bệnh thường diễn tiến âm thầm nên khi phát hiện thì bệnh có thể đã nặng, lúc này việc điều trị đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và tốn kém, do đó dự phòng là biện pháp điều trị loãng xương tốt nhất. Dự phòng loãng xương là tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Do vậy cần dự phòng loãng xương càng sớm càng tốt. 
Người bệnh loãng xương cần chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối và hợp lý. Bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng và protein như thịt, cá, trứng, sữa. Thực phẩm dự phòng loãng xương tốt cần chứa các khoáng chất như canxi, magie, phospho, vitamin D. Các loại sữa và chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa… có chứa hàm lượng canxi cao và canxi sữa có độ đồng nhất cao, dễ hấp thu. Nên tránh rượu, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích. Nên tập thể dục hàng ngày cũng sẽ góp phần giúp xương chắc khỏe.

Mùa đông là thời điểm ít ánh nắng mặt trời nên cơ thể khó có thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời để giúp hấp thu canxi tối đa và có thể chế độ ăn chưa cung cấp đủ canxi, lúc này người bệnh có thể chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe có canxi nano, vitamin D, MK7 cùng nhiều dưỡng chất tốt cho xương như Magie, Mangan, Kẽm, Đồng, Boron, Silic… Canxi nano sẽ giúp tăng khả năng hấp thu lên gấp 200 lần, vitamin D3 sẽ lấy canxi từ ruột đưa vào máu và MK7 sẽ đem Canxi đặt vào xương, tránh tình trạng canxi dư thừa có thể gây xơ vữa mạch máu, vôi hóa mô mềm. MK7 không chỉ giúp xương chắc khỏe bằng cách đưa canxi từ máu vào xương, mà còn giúp xương dẻo dai, đàn hồi tốt hơn nhờ tác dụng tăng sản xuất Collagen trong xương. 

Người bệnh chọn bổ sung canxi, vitamin D3 từ sản phẩm này sẽ an toàn và hiệu quả nhờ đúng liều lượng cơ thể cần, không lo dư thừa, lắng đọng và tăng hấp thu tối đa trong cả những ngày đông ít ánh nắng.