Tóm tắt nội dung
Rối loạn chuyển hóa lipid máu
Cơ thể có nhiều loại lipid, nhưng quan trọng nhất là cholesterol và triglycerid. Có hai loại cholesterol liên quan trực tiếp đến sự hình thành mảng xơ vữa động mạch, đó là LDL-Cholesterol và HDL-Cholesterol. Trong đó:
- LDL-Cholesterol (cholesterol xấu): Được coi là xấu vì khi LDL-Cholesterol tăng nhiều trong máu, dễ lắng đọng ở thành mạch (đặc biệt là mạch vành và mạch não) hình thành mảng xơ vữa động mạch.
- HDL-Cholesterol (cholesterol tốt): Gọi là tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch. Do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến chứng tim mạch nguy hiểm khác.
Các nhóm thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu
Nhóm statins
Các thuốc thường dùng trên trong lâm sàng là atorvastatin (Lipitor), rosuvastatin (Crestor), simvastatin (Zocor),… Thuốc nhóm này nên dùng xa bữa ăn, có thể uống 1 lần, trước khi đi ngủ.
Tác dụng của statins trên lipid máu làm giảm LDL-C 20-60%, giảm triglycerid 10-33%, tăng HDL-C 5 – 10%. Ngoài ra còn cải thiện mức độ giãn tĩnh mạch nội mô, chống huyết khối, làm ổn định mảng xơ vữa….
Khi điều trị bằng statins cần phải xét nghiệm lipid máu để theo dõi và chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Ngoài ra, còn phải xét nghiệm men gan (AST, ALT) và men CK để đánh giá các tác dụng phụ của thuốc, trong đó tổn thương gan và cơ vân là đáng lo ngại nhất.
Ngoài nhóm statins, hiện nay có nhiều nhóm khác nữa cũng được sử dụng điểu điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu, tuy nhiên chỉ sử dụng nhóm khác trong các trường hợp không đạt được mục đích hạ LDL-C dù đã dùng liều statin tối ưu, không dung nạp với statins, triglycerid tăng quá cao,…
Các nhóm thuốc khác thường dùng là
- Các dẫn xuất fibrat: Có 2 nhóm được sử dụng rộng rãi nhất là fenofibrat (lipanthyl) và gemfibrozil (lopid). Thuốc có tác dụng hạ triglycerid mạnh, hạ LDL-C và tăng HDL-C nhẹ, vì vậy có tác dụng tốt với trường hợp tăng triglycerid. Lưu ý không dùng nhóm này phối hợp với nhóm statins, vì nguy cơ tăng tác dụng phụ. Tác dụng phụ có thể gặp là phù mặt, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, mẩn ngứa, men gan tăng, tăng nguy cơ sỏi mật.
- Nicotinic acid (niacin): Nhóm này dùng phối hợp với statins, hoặc các trường hợp không dung nạp với statins. Đây là vitamin tan trong nước, ức chế sản xuất các lipoprotein tại gan. Thuốc có tác dụng hạ LDL-C và tăng HDL-C mức độ vừa phải. Một số tác dụng phụ có thể gặp mẩn ngứa, buồn nôn, đầy bụng, chóng mặt, mất ngủ, hạ huyết áp, tăng men gan,… Chống chỉ định trong trường hợp bị gút, loét dạ dày tá tràng, chống chỉ định tương đối ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Nhóm gắn acid mật: Hai thuốc thường dùng là cholestyramin và colestipol, thường dùng phối hợp với nhóm statins, hoặc không dung nạp với statins. Không được dùng trong trường hợp triglycerid tăng quá cao.
- Nhóm ức chế sự hấp thu cholesterol: Nhóm này gồm ezetimibe, được chỉ định phối hợp với statins, hoặc những trường hợp không dung nạp với statin, không dùng khi triglycerid tăng cao, vì không có tác dụng hạ triglycerid.
- Điều trị thay thế bằng hormon sinh dục nữ (estrogen): Điều trị này có ích ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh có rối loạn lipid máu. Đây là thuốc được lựa chọn đầu tiên đối với phụ nữ sau tuổi mãn kinh có rối loạn chuyển hóa lipid máu. Lựa chọn tốt nhất là sử dụng estrogen thảo dược, vì tác dụng tốt nhưng không có hoặc rất ít tác dụng phụ.
- Nhóm acid béo không bão hòa (OMEGA 3): Những acid béo DHA và EPA là thành phần chính của dầu cá, tác dụng làm hạ triglycerid khá mạnh, làm tăng HDL-C vừa phải. Nhóm này được dùng trong trường hợp triglycerid cao và thường dùng phối hợp với nhóm fibrate.
Chế độ sinh hoạt tốt cho người bệnh rối loạn chuyển hóa lipid
- Người bệnh cần chế độ ăn giảm cholesterol và giảm calo (nếu có béo phì), đó là hạn chế thức ăn nhiều đạm như thịt lợn, thịt bò, thịt chó, trứng, hải sản,… Không ăn mỡ, phủ tạng động vật, các loại phô mai, bơ, kem, bánh ngọt… Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước, ngày uống ít nhất 2,5 lít nước sôi để nguội, ăn nhiều trái cây tươi. Uống ít rượu bia, bỏ hút thuốc
- Tăng cường thể dục thể thao, luyện tập các môn phù hợp với sở thích, độ tuổi và không có chống chỉ định. Ngày tập ít nhất 60 phút, ít nhất 5 ngày/ tuần. Trường hợp có biểu hiện bệnh động mạch vành thì phải làm nghiệm pháp gắng sức trước khi chỉ định cường độ cũng như nội dung luyện tập.
Ngoài ra để hỗ trợ điều trị và phòng bệnh liên quan đến tim mạch, lipid máu thì người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm dầu cá Omega-3 chứa acid béo không bão hòa. Acid béo DHA và EPA là thành phần chính của dầu cá, tác dụng làm hạ triglycerid khá mạnh, làm tăng HDL-C vừa phải. Nhóm này được dùng trong trường hợp triglycerid cao và thường dùng phối hợp với nhóm fibrate. Theo các chuyên gia omega-3 sẽ giúp giảm mỡ máu nhờ chứa hàm lượng cao EPA và DHA, dùng như một biện pháp thay thế (hoặc kết hợp với thuốc điều trị) để giảm mỡ máu (đặc biệt là LDL và Triglyceride). Nên chọn bổ sung Omega-3 Triglyceride với DHA và EPA hàm lượng cao, giàu EPA.
Để giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid thì người bệnh có thể dùng thêm sản phẩm có chứa các dưỡng chất giúp tăng hoạt huyết đã được sử dụng nhiều như Ginkgo biloba, cao Blueberry, vitamin nhóm B như B1 và B6, B2, B12 và Chondroitin - thành phần giúp sinh các collagen cần thiết để tái tạo lại thành mạch máu, các melamine của các vỏ rễ thần kinh.