Tất cả nguyên nhân khiến tê chân tay
Tê chân tay là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về thần kinh và mạch máu. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh và được chia thành hai nhóm nguyên nhân do sinh lý và nguyên nhân bệnh lý mà phần lớn là dấu hiệu biến chứng thần kinh, mạch máu của nhiều bệnh nguy hiểm.
Nguyên nhân sinh lý
- Khi mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông làm bạn thấy tê chân tê tay. Nguyên nhân của tình trạng này là do bạn ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…
- Nếu bạn có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gây rối loạn cảm giác, dẫn đến tê chân tê tay. Đây là ảnh hưởng của nguyên nhân thời tiết.
- Khi bạn uống một số loại thuốc cũng là có thể là nguyên nhân làm tê chân tay.
Nguyên nhân bệnh lý
- Tê chân tay do bệnh tiểu đường, mỡ máu cao: Do rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Nếu bạn mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng thì tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ.
- Tê chân tay do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng: Khi mắc những bệnh lý này thì dây thần kinh, rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê chân tê tay. Bạn sẽ thấy tê dọc cánh tay kèm theo đau, mỏi cổ và vai gáy trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tê bại kèm đau mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng…
- Tê tay do hội chứng ống cổ tay: đây là một trong số nhiều nguyên nhân bệnh lý gây chứng tê tay, các ngón tay tê trừ ngón út và đau tăng khi lái xe, có khi nhức cổ tay về đêm.
- Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, canxi, kali… Nguyên nhân này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
- Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính cũng có thể là nguyên nhân gây tê chân tay.
Xem hậu quả tê chân tay không điều trị kịp thời
Nếu tê chân tay xuất hiện sau khi bạn ngồi lâu, đứng lâu hoặc nằm sai tư thế … thì không phải lo lắng vì chỉ cần bạn chú ý xoa bóp chân tay hoặc vận động thì sẽ hết tê ngay và tình trạng tê này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe về lâu dài.
Nhưng nếu tình trạng tê chân tay xuất hiện ngày một nhiều, gia tăng tần suất thì bạn cần phải chú ý và nên đi khám ngay để biết được nguyên nhân gây tê chân tay để có hướng điều trị tích cực.
Vì nếu trong trường hợp tê chân tay vì biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường là mất cảm giác ở tay chân thì bạn sẽ mất cảm giác khi chạm vào vật sắc nhọn hay không biết nóng lạnh, từ đó dễ bị thương và khả năng nhiễm trùng, lâu khỏi, hoại tử rất cao. Nếu kéo dài có thể gây loét các chi, nhiễm trùng máu. Nhiều người đã bị cắt cụt tay chân, tháo khớp gối chỉ vì chủ quan.
Tê chân tay do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng không chỉ khiến bạn mệt mỏi, đau đớn, giảm khả năng lao động làm việc mà còn làm yếu cơ, liệt chi, thậm chí mất khả năng vận động và có thể tàn phế.
Tê bàn tay lâu ngày vì hội chứng ống cổ tay có thể làm tay bạn teo dần và liệt hẳn, mất khả năng cầm nắm, làm việc, tàn phế. Hay tê tay do thiếu máu cục bộ cũng ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng gây hại cho mạch máu, trong đó có mạch máu não.
Điều trị đúng ngăn biến chứng nguy hiểm của tê chân tay
Nếu bị tê chân tay do những nguyên nhân sinh lý như ngồi lâu, đứng lâu, nằm sai tư thế… thì không cần lo lắng. Các triệu chứng tê chân tay này sẽ nhanh chóng qua đi hoặc chỉ cần bạn thay đổi tư thế, vận động nhiều là sẽ hết tê chân tay ngay.
Nhưng nếu nguyên nhân gây tê chân tay bắt nguồn từ các bệnh lý, tức là tình trạng tê chân tay kéo dài kèm theo các vấn đề bệnh lý thì cần điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm như đã nói ở trên.
Với mỗi bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị khác nhau nhưng thông thường trước tiên bác sĩ cho điều trị bệnh lý gây tê chân tay. Nếu là do bệnh tiểu đường, mỡ máu cao thì cần kiểm soát đường huyết thật tốt. Có thể theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu do Điều trị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng…
Cùng với điều trị theo thuốc kê đơn của bác sĩ, người bệnh nên dùng thêm viên uống để giúp giảm tê bì chân tay và biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý. Viên uống này có các thành phần là
Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Viên uống có công dụng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lung, vai gáy do thoái hóa xương khớp.
Với trường hợp tê chân tay do thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, người bệnh nên bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như mangan, magie, silic, sắt, kẽm… và đặc biệt là Canxi nano, Vitamin D3, MK7. Đây là sản phẩm rất tốt cho các bệnh lý về xương khớp, cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần (khoảng 1000 – 1200mg/ngày) và đem canxi đặt đúng chỗ cần là xương, giúp xương chắc khỏe.
Điều trị sớm các biến chứng thần kinh bằng các sản phẩm này sẽ có tác dụng điều trị viêm đau dây thần kinh và các rối loạn chức năng thần kinh, điều trị tê chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm.
Hiệu quả điều trị sẽ càng tốt hơn khi duy trì những thói quen tốt như tập thể dục thể thao thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ngủ đủ giấc và tắm nắng hàng ngày.
Nên chọn môn thể thao thích hợp với sức khỏe và thể lực của mình. Những môn như dưỡng sinh, yoga, đi bộ, đạp xe… đều thích hợp với mọi người. Tập thể thao thường xuyên không chỉ giúp khỏe mạnh mà còn giúp xương khớp được vận động, chắc khỏe.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết, nên tăng cường chọn thực phẩm có nguồn canxi dồi dào như tôm, cua, cá, các loại hạt, các loại rau xanh có lá đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa. Cùng với canxi, cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá trích, trứng, bắp cải …
Nên ngủ sớm từ 7 -8 tiếng/ngày để có thể dậy sớm vào sáng hôm sau. Tập thể dục vào buổi sáng không chỉ giúp vận động mà còn có cơ hội tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, giúp hấp thu canxi tối đa.
Tê chân tay nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp khỏi bệnh nhanh, tránh những hậu quả sức khỏe không mong muốn.