5 nguyên nhân phổ biến khiến hệ tiêu hóa của trẻ yếu đi

  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và không thể hoạt động hết công suất như với người trưởng thành. Do đó, khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ thường gặp nhiều khó khăn và trẻ cũng dễ mắc bệnh đường tiêu hóa.
  • Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh: Các loại thức ăn chưa nấu chín, đồ ăn vặt vỉa hè, thực phẩm không rõ nguồn gốc,..đều có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm nhiễm đường tiêu hóa,... từ đó khiến hệ tiêu hoá của trẻ kém đi.
  • Trẻ ăn phải những loại thực phẩm có tính kỵ nhau: Có thể mẹ vô tình không biết kết hợp thực phẩm có tính kỵ với nhau làm cho hệ tiêu hóa không thể hấp thu. Một số cặp thực phẩm thường xuyên xảy ra tương tác với nhau như tỏi và cá trắm, cua và mật ong.
  • Ảnh hưởng từ việc điều trị những bệnh lý tiêu hóa: Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh và có thể phải điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc điều trị bệnh ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi điều trị các bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Ăn uống không điều độ: Nếu trẻ thường xuyên bỏ bữa, biếng ăn, hoặc ăn một lúc quá nhiều thức ăn hoặc ăn quá nhiều món ăn cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ kém đi.

Chăm sóc giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh

Để hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh từ đó giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt và phát triển toàn diện, tăng chiều cao, cân nặng, trí tuệ… thì mẹ nên thực hiện các cách sau:
  • Chế độ ăn cân bằng và đầy đủ: Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn. Sau đó từ sau tháng thứ 6 trẻ bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên cho trẻ thời gian tập làm quen với thực phẩm, cho ăn loãng rồi tăng dần độ đặc. Chú ý cho trẻ ăn nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn, tránh trẻ bị táo bón, chọn thực phẩm giàu  vitamin và khoáng chất để cung cấp cho trẻ theo từng lứa tuổi, từng giai đoạn phát triển. Các loại thực phẩm như rau, củ, quả, trứng, cá, sữa sẽ cung cấp đầy đủ nhất các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. 
  • Chế độ sinh hoạt điều độ: Thói quen ngủ sớm ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, tránh ốm vặt để có thể phát triển toàn diện.
  • Bổ sung lợi khuẩn: Mẹ cần bổ sung lợi khuẩn thường xuyên cho trẻ. Lợi khuẩn có nhiều trong sữa chua, dưa muối chua… nhưng để tiện bổ sung thì mẹ có thể chọn từ men vi sinh có chứa lợi khuẩn Probiotic và Prebiotic rất tốt cho đường tiêu hóa, không chỉ giúp trẻ tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng mà còn phòng bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy… Hãy chọn men vi sinh với công thức 2 trong 1, vừa bổ sung lợi khuẩn Probiotic vừa bổ sung chất xơ hòa tan Prebiotic (là thức ăn của lợi khuẩn và tốt cho hệ tiêu hóa), men vi sinh này sẽ đem đến hiệu quả gấp nhiều lần men vi sinh thông thường. Men vi sinh này còn được sản xuất bằng công nghệ Lab2Pro hiện đại nhất hiện nay, giúp bảo vệ lợi khuẩn sống sót qua lớp dịch vị dạ dày tới ruột để phát huy tối đa tác dụng. 
  • Bổ sung dưỡng chất giúp trẻ phát triển chiều cao từ sớm: Cơ hội tăng chiều cao của trẻ sẽ diễn ra từ khi trong bụng mẹ đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên để trẻ phát triển chiều cao nhanh, hiệu quả thì việc bổ sung dưỡng chất là cần thiết. Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cũng là cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp trẻ phát triển toàn diện cả chiều cao lẫn cân nặng. Ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất từ thực phẩm thì cha mẹ có thể bổ sung từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nên chọn sản phẩm có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất cần cho sự phát triển chiều cao như Magie, Kẽm, Đồng, Boron, Silic, Mangan… . Ngoài các thành phần giúp tăng chiều cao này, sản phẩm còn có thêm các thành phần khác như sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan Fos, Immune Alpha… giúp trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi tránh các bệnh đường tiêu hóa, ốm vặt. Với trẻ từ 4 - 9 tuổi thì sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao này có thêm thành phần phù hợp DHA, Taurin, Cao Blueberry tốt cho phát triển trí não, bảo vệ mắt của trẻ.