Biểu hiện đau xương khớp do tăng trưởng

Đau xương khớp ở tuổi tiền dậy thì, dậy thì đa phần là đau do tăng trưởng (một vài trường hợp đau nhức xương khớp của tiền dậy thì, dậy thì là dấu hiệu bệnh viêm khớp hoặc liên quan đến các rối loạn cơ xương khớp hay các bệnh lý nghiêm trọng khác). 

Cơn đau tập trung ở các khớp hoặc đầu gối nhưng không có vị trí rõ ràng, ban ngày hoàn toàn bình thường, chỉ đến đêm cơn đau mới xuất hiện. Quá trình đau sẽ xảy ra trong vài ngày rồi sau đó tái diễn… Nguyên nhân là do quá trình phát triển nhanh chóng của trẻ tiền dậy thì, dậy thì, xương phát triển quá nhanh nhưng trẻ lại không được cung cấp đầy đủ canxi, sắt nên khiến trẻ gặp tình trạng chân tay tê mỏi, cảm thấy bứt rứt không yên khi ngủ. Xương phát triển quá nhanh làm hệ cơ phát triển không theo kịp khiến cơ bị kéo căng gây đau bắp, bụng chân, tay hay còn gọi là đau cơ và có thể đau nhức là do trẻ chạy nhảy, leo trèo, vận động suốt ngày. 
Đau nhức xương khớp do tăng trưởng sẽ có biểu hiện như:
  • Đau chân hoặc đi kèm với đau nhức mỏi tay, đau bụng.
  • Cơn đau có cảm giác không rõ ràng, không tìm được vị trí đau, thường là ở mặt sau bắp chân, mặt trước đùi hoặc mặt sau của gối.
  • Cơn đau thường đến đột ngột, hay xảy ra vào ban đêm.
  • Cơ thể trẻ vẫn bình thường và không bị ảnh hưởng.
  • Cơn đau diễn ra theo đợt và không có triệu chứng cụ thể.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi cảm thấy cơn đau như chuột rút, mỏi, tê.
  • Khi được xoa bóp thì trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Nên làm gì để cải thiện? 

Đau nhức xương khớp tuổi tiền dậy thì, dậy thì là do xương phát triển quá nhanh, trẻ không được cung cấp đủ  canxi, sắt… Nên để giúp trẻ giảm đau nhức và giúp xương phát triển hiệu quả từ đó tăng chiều cao thì cha mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:
  • Cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản là chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là cung cấp canxi, vitamin D, sắt, magie, kẽm… tốt cho sự phát triển của xương từ đó cải thiện và hạn chế đau nhức chân tay của trẻ ở độ tuổi phát triển chiều cao từ hải sản, thịt gà, các loại hạt, các loại rau lá xanh đậm, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, đây đều là thực phẩm tốt cho trẻ đang ở độ tuổi phát triển chiều cao. 
  • Trẻ cần có chế độ sinh hoạt điều độ, đảm bảo nghỉ ngơi, thư  giãn sau giờ học và ngủ đủ giấc, tốt nhất là đi ngủ trước 10h tối để có thể ngủ sâu trong khoảng thời gian từ 11h đến 1h sáng, thời điểm tuyến yên tiết ra nhiều hormone tăng trưởng giúp tăng chiều cao. 
  • Nhắc nhở trẻ duy trì tập thể dục thể thao hàng ngày để có thể tăng chiều cao hiệu quả. Tập thể dục đều đặn giúp trẻ dẻo dai và giảm nguy cơ béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. 
  • Nếu trẻ đau quá có thể chườm nóng cho trẻ để giảm đau.Cha mẹ có thể xoa bóp, kéo duỗi chân tay để giúp trẻ thoải mái hơn.
Cùng với chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì cha mẹ có thể chọn sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả từ viên uống có chứa Canxi nano, Vitamin D3 và MK7. Canxi nano có kích thước siêu nhỏ nên khả năng hấp thu lên tới 200 lần so với canxi thông thường nên cũng tránh được tình trạng dư thừa hay lắng đọng. Vitamin D3 sẽ giúp hấp thu canxi tối đa, MK7 có vai trò của người vận chuyển đem canxi từ máu đem đặt vào tận trong xương từ đó giúp tăng chiều cao. Ngoài Canxi nano, Vitamin D3, MK7 thì viên uống này còn có thành phần tốt cho xương như Boron, Magie, Mangan, Sắt, Kẽm, DHA và Chondroitin, thành phần giúp cho lớp sụn tiếp hợp tăng trưởng để giúp tăng chiều cao nhanh. 

Đau xương khớp tiền dậy thì, dậy thì do tăng trưởng thường không đáng lo, khi bổ sung dưỡng chất cần cho xương như canxi, vitamin D3, MK7, Chondroitin đúng cách và kịp thời chắc chắn sẽ cải thiện nhanh chóng cũng như phòng đau nhức hiệu quả đồng thời giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa ở giai đoạn mà chiều cao có sự thay đổi nhiều nhất trước khi ngừng tăng ở tuổi trưởng thành.