1. Hạt lanh
Phần lớn nguyên nhân gây ra các cơn nóng bừng ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh là do lượng estrogen và progesterone sụt giảm. Hạt lanh sẽ ngăn chặn được tình trạng đó vì chúng có chứa một hàm lượng phytoestrogen rất cao. Phytoestrogen trong hạt lanh là sự thay thế tuyệt vời cho estrogen và giúp cân bằng hormone của bạn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, phụ nữ tiêu thụ hạt lanh có thể giảm 50% các cơn nóng bừng và vã mồ hôi đêm. Hạt lanh cũng chứa omega-3 và omega-6 giúp giảm nguy cơ ung thư vú, đau tim và chống viêm mạnh.Bột hạt lanh sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất. Trong một vài tuần, bạn hãy bắt đầu ăn 2 thìa bột hạt lanh mỗi sáng khi dạ dày còn rỗng để cơ thể làm quen. Nếu không có dấu hiệu buồn nôn, khó chịu thì hãy tiếp tục sử dụng. Hãy cho hạt lanh vào các món trộn, sinh tố, sữa chua, ngũ cốc, bánh nướng…
Lưu ý khi ăn hạt lanh:
- Không được ăn hạt lanh thô hoặc còn xanh vì chúng có thể chữa độc tố.
- Phụ nữ mắc ung thư vú, tiết niệu và buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng hạt lanh.
- Những bệnh nhân bị tắc ruột, viêm ruột hoặc hẹp thực quản không nên ăn hạt lanh. Nó có thể khiến những bệnh này trầm trọng hơn vì có nhiều chất xơ.
- Đối với dầu hạt lanh, bạn không nên sử dụng trong khi đang nấu ăn vì nó sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu làm món ăn. Tốt nhất thêm dầu hạt lanh vào thức ăn sau khi đã nấu chín.
2. Rau chân vịt
Rau chân vịt chứa nhiều magie, vitamin E và vitamin K giúp cơ thể luôn thư giãn, mát mẻ. Đặc biệt, nhu cầu vitamin E của cơ thể sẽ tăng cao trong thời kỳ mãn kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chị em tiền mãn kinh, mãn kinh thích những đồ ăn chứa nhiều vitamin E. Khi ăn chúng, họ cảm thấy những cơn nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêm giảm hẳn. Tuy nhiên, khi dừng tiêu thụ vitamin E, các triệu chứng khó chịu lại tiếp tục.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chứng minh rằng tiêu thụ magie mỗi ngày có thể làm giảm các cơn nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêm ít nhất 50%.Nếu bạn thừa cân, các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi sẽ càng nặng nề hơn. Rất may là vitamin K trong rau chân vịt sẽ giúp bạn giảm các chất béo thừa.
Lưu ý khi ăn rau chân vịt:
- Chọn rau chân vịt còn tươi non, không bị dập nát. Chế biến các món ăn với rau chân vịt rất đa dạng nhưng không nên chế biến rau chân vịt chung với các loài hải sản vì acid oxalic sẽ làm giảm việc hấp thụ kẽm và calci trong thức ăn.
3. Chuối chín
Trong khi các loại đường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến (như bánh quy, kem và kẹo) có thể mang lại năng lượng nhanh chóng nhưng lại gây ra cảm giác nóng bừng và đổ mồ hôi đêm thì chuối có một hàm lượng đường cân bằng cung cấp năng lượng cho cơ thể với một tốc độ ổn định. Chuối có chứa nhiều loại đường tự nhiên như fructose, glucose và sucrose. Bên cạnh đó, chúng chứa hàm lượng natri thấp và kali rất cao nên có thể làm hạ huyết áp an toàn. Như đã biết, nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêm, đặc trưng bởi sự gia tăng nhịp tim, có thể trở nên tồi tệ hơn khi tăng huyết áp.
Kali trong chuối được chứng minh có thể làm giảm sự lo lắng liên quan đến các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm. Chúng cung cấp nhiều oxy cho máu, tốt cho hô hấp và lưu thông máu. Kali cũng giúp bình ổn nhịp tim và trao đổi chất để giữ cho bạn khỏi hồi hộp và cảm giác chóng mặt.
Lưu ý khi ăn chuối:
- Nên ăn chuối đã chín kỹ: Chuối chín có vỏ vàng sậm với nhiều đốm đen sẽ có tác dụng gấp 8 lần trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể hơn so với loại chuối còn xanh. Chị em nào mắc đái tháo đường loại 2 hoặc đang có chế độ ăn giảm đường trong máu thì hãy cân nhắc ăn chuối chín.
- Không ăn quá 2 quả/ngày: Ăn quá nhiều chuối sẽ gây ra tình trạng rối loạn vitamin và khoáng chất trong cơ thể.
- Không ăn khi đói: Chuối sẽ phát huy tốt tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khi bạn ăn chúng sau bữa ăn khoảng 1 - 2 tiếng. Ngược lại, nếu dùng chuối làm thức ăn khi đói sẽ gây đau dạ dày.