Đây được coi là thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe, giúp trí não hoạt động minh mẫn, nhạy bén nhờ lượng kali dồi dào, đồng thời mỗi quả chuối có chứa tới 400mg khoáng chất có lợi cho tim.
Trong quả chuối cũng chứa hàm lượng magie khổng lồ, nhưng nếu ăn chuối khi đói bụng, vô tình sẽ đẩy hàm lượng magie trong máu tăng cao, gây mất cân bằng canxi và magie trong máu, đây là nguyên nhân khiến hệ tim mạch sản sinh ra những chất có hại cho cơ thể. Chính vì vậy, không phải ăn chuối bất cứ lúc nào cũng phát huy tác dụng.
Tỏi
Tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên rất hữu hiệu để phòng ngừa cảm cúm, nhưng nếu “vô tư” ăn tỏi những lúc đói bụng thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị viêm niêm mạc dạ dày.
Bởi vì chất allicin - chất kháng sinh tự nhiên dồi dào trong tỏi, vốn là dùng để tăng khả năng chống lại các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cho cơ thể con người, nhưng khi được bổ sung thường xuyên lúc đói, allicin sẽ làm dạ dày bị co thắt mạnh, kích thích đường ruột, thậm chí là những đợt chuột rút.
Cà chua
Quả cà chua vẫn được ví như một kho dinh dưỡng bởi chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho….
Bên cạnh công dụng nổi tiếng là làm đẹp từ da đến dáng, cà chua còn được biết đến với công dụng giúp xương chắc khỏe và chống loãng xương bởi nguồn vitamin K giàu có trong loại quả này.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi ăn cà chua lúc đói bụng? Cà chua chứa một hàm lượng lớn axit hữu cơ pecine, apocrustic...đây là những chất dễ phản ứng hóa học với axit dạ dày, tạo thành những cục khó hòa tan và khó tiêu hóa. Chính vì thế sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, khiến cho áp lực dạ dày tăng mạnh, gây ra chướng bụng và đau dạ dày. Ngoài ra, bạn sẽ thấy buồn nôn khi ăn cà chua lúc đói bụng, bởi lượng axit dạ dày tăng mạnh, niêm mạc dạ dày bị kích thích.
Sữa chua
Sữa chua được coi là thần dược đối với miễn dịch hệ tiêu hóa nhờ lợi khuẩn lên men tự nhiên có trong này. Bên cạnh đó, đây cũng được coi là nguồn thực phẩm dồi dào canxi, nếu thường xuyên ăn sữa chua sẽ tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương rất tốt.
Tuy nhiên, không phải ăn sữa chua bất cứ lúc nào cũng đều mang lại những lợi ích tuyệt vời như vậy. Khi đói bụng, dạ dày trống rỗng mà ăn sữa chua sẽ khiến bạn thấy cồn cào, khó chịu do axit trong dạ dày bị đẩy tăng cao.
Đây là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên dùng tốt nhất là sau ăn no để giúp kích thích hệ tiêu hóa làm việc.
Đồ ăn ngọt có đường
Bánh kẹo là các đồ ăn có chứa đường vẫn được chúng ta sử dụng lúc khẩn cấp khi có hiện tượng hạ đường huyết hoặc bị tụt huyết áp. Bởi đường cần thiết cho việc sinh năng lượng giúp cho hoạt động hằng ngày của mỗi người.
Tuy nhiên, khi đói bụng, việc bổ sung những đồ ăn ngọt có nhiều đường như hứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt lại không hề tốt cho sức khỏe. Nếu thường xuyên sử dụng đường khi đói, sẽ mắc các bệnh về mắt. Lý do khi bổ sung đường nhiều lúc đói, cơ thể sản xuất insulin không đủ trong một thời gian ngắn để duy trì lượng đường trong máu bình thường dẫn đến tăng đột ngột lượng đường trong máu và gây ra các bệnh về mắt.
Khoai lang, khoai tây
Khoai lang và khoai tây vốn được coi là nhóm rau đặc biệt với giá trị dinh dưỡng cao như hàm lượng chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Tuy nhiên, loại rau đặc biệt rất tốt cho sức khỏe này sẽ phản tác dụng nếu chúng ta ăn khi đói, nhất là đối với những người bị bệnh dạ dày càng không nên sử dụng khoai lang và khoai tây khi đói. Bởi axit no và chất nhựa dính trong khoai tây sẽ gây hại cho dạ dày, gây nóng ruột và khó chịu; còn trong khoai lang ăn khi đói sẽ kích thích dạ dày, gây cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua...
“Bệnh tòng khẩu nhập”, mọi bệnh tật đều do ăn uống mà ra, thói quen ăn uống tùy tiện khi đói không những chẳng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn mang lại phản tác dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bản thân. Việc ăn đúng lúc, đúng thời điểm và đúng loại thực phẩm chính là cách ăn uống khoa học để có sức khỏe tốt nhất.