Chuột rút, hay còn gọi là vọp bẻ, là cảm giác gây đau bởi sự co rút, thường là co cơ. Nguyên nhân gây chuột rút có thể do làm việc, hoạt động quá sức, thiếu oxy đến cơ, rối loạn điện giải, thiếu nước và muối khoáng… Ở phụ nữ mang thai, chuột rút cũng thường xảy ra, nhất là vào ban đêm.

Trước tiên, nên thử nghiệm các tư thế khác nhau. Nếu quan hệ với đối tác nặng cân thì rất dễ khiến bạn bị chuột rút. Ngoài ra, duy trì  “giao ban” quá lâu ở một tư thế nhất định cũng gây ra chuyện bị căng cơ. Đã đến lúc làm mới mình và đẩy lùi chuột rút bằng cách thay đổi vị trí và tư thế "yêu" nhàm chán “một màu”

Thứ hai, có lẽ bạn cần kiểm tra chế độ ăn uống. Rất có thế chế độ ăn uống bổ sung thiếu kẽm hoặc uống ít nước là nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút. Vì thế, bạn nên bổ sung thêm kẽm, magie bằng cách tăng cường ăn thức ăn có chưa loại chất này hoặc sử dụng các sản phẩm chức năng bổ sung giàu kẽm, magie; đồng thời uống nhiều nước tinh khiết.

Biện pháp tránh thai bạn đang sử dụng cũng có thể can thiệp đến chức năng tự nhiên trong cơ thể và gây ra chuột rút.

Nếu bạn đã loại bỏ được những nguyên nhân trên mà vẫn bị co cứng chân thì nên đi gặp bác sĩ đa khoa và kiểm tra vấn đề này.
Cuối cùng, tình dục là phạm trù thuộc về sinh lực và khí lực. Căng thẳng đến độ gồng mình lên khiến các cơ trong người dễ co thắt. Hãy thả lỏng bản thân để tận hưởng cảm giác khoan khoái. Thư giãn càng nhiều bạn sẽ không còn bị chuột rút. Nên tưởng tượng mình đang trôi bồng bềnh như một đám mây.

Ngoài ra những mách nhỏ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh chuột rút và giảm nhẹ cơn đau do tình trạng căng cơ quá mức gây nên, giúp bạn đẩy lùi nỗi lo chuột rút, tự tin thăng hoa những phút giây mặn nồng

1. Giảm lượng đường, caffeine hấp thụ trong tuần.
2. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: sữa, sữa chua, rau xanh sậm lá…hoặc bổ trợ bằng các dược phẩm bổ sung vitamin D, canxi đặc biệt canxi ở dạng nano dễ hấp thụ
3. Vitamin B, D cũng giúp phòng ngừa chuột rút. Đặc biệt, vitamin B6, vitamin D3 rất quan trọng, dù vậy bạn không nên sử dụng quá liều trên 100mg mỗi ngày.
4. Tăng cường vận động bằng các chơi các môn thể thao hoặc đi bơi, đi bộ vì những hoạt động này thư giãn, không quá căng thẳng, vừa giúp bạn rèn luyện cơ bắp.
5. Tránh đứng lâu trong một thời gian dài nếu bạn bị đau.
6. Khi bị chuột rút, có thể dùng một chai nước nóng chườm lên vùng cơ bị chuột rút để giảm cơn đau. Xoa bóp nhẹ vùng cơ bị chuột rút; nằm nghỉ, hít thở sâu và nghe nhạc êm dịu; các tư thế duỗi người, yoga cũng giúp bạn giảm được cơn đau.