Khi bị ốm, điều quan trọng nhất là cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể nhanh hồi phục. 

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi nhiễm trùng. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian phục hồi, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong.

Chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng bệnh, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như cho cá nhân và gia đình người bệnh bởi việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là biện pháp có chi phí rẻ và dễ áp dụng nhất.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người ốm

Một số nguyên tắc dinh dưỡng thiết yếu mà bạn cần biết, gồm:

1. Nên ăn đầy đủ và cân đối

Đảm bảo đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Không bỏ bữa, nên ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ. Bên cạnh đó, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt. Có thể bổ sung thêm các thực phẩm nhiều năng lượng như sữa, các sản phẩm từ sữa

2. Nên ăn các thực phẩm an toàn

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thực phẩm đạt mức an toàn không gây hại cho con người là khi không chứa hoặc chứa hàm lượng ở mức chấp nhận được các chất ô nhiễm hay vi khuẩn mà bình thường có thể gây nhiễm độc, hoặc bất kỳ chất nào khác có thể khiến thực phẩm trở nên có hại cho sức khỏe.

Nói cách khác, thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp, thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng do các loại ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học hay các hình thức ô nhiễm khác gây ra. Các nguyên tắc chung bao gồm:

- Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng.

- Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.

- Rau, thịt an toàn phải được đảm bảo an toàn ở khâu chế biến, đóng gói, bảo quản… để thực phẩm không bị biến chất và nhiễm khuẩn.

Vậy, người ốm ăn gì cho mau khỏe?

Dựa trên các nguyên tắc trên, người ốm có thể tùy theo tình trạng bệnh của mình mà ưu tiên các nhóm thực phẩm cho phù hợp.

- Ăn nhiều thực phẩm chứa protein: Để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Thực phẩm giàu protein: thịt lợn, thịt gà, cá…

- Ăn nhiều rau xanh: Rau cải, rau muống, rau mồng tơi, cải xoăn cung cấp nhiều vitamin và chất xơ. 

- Ăn sữa chua: Cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết để hạ sốt và phục hồi nhanh chóng, đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột để tăng cường đề kháng.

- Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài. Ngoài việc uống nước lọc, bạn có thể bổ sung nước bằng các loại nước ép rau củ quả, uống nước canh, ăn thức ăn dạng lỏng… 
Và đặc biệt, nên bổ sung thêm lợi khuẩn, vừa cải thiện sức khỏe tiêu hóa, vừa giúp kích thích vị giác, ăn uống ngon miệng hơn, hấp thu tốt hơn. Nhờ vậy, cơ thể cũng nhanh khỏi bệnh hơn. Nên sử dụng các sản phẩm men vi sinh có ứng dụng công nghệ cao như Men vi sinh Golden Lab từ kim chi Hàn Quốc. Với công nghệ Lab2Pro, lợi khuẩn sống trong Golden Lab được bảo vệ tối đa, vượt qua lớp dịch vị dạ dày để đến ruột phát huy tác dụng. Golden Lab an toàn dùng với cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, cho con bú,...

Người bệnh cũng cần lưu ý chủ động nâng cao thể trạng, bằng cách sử dụng các chế phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Khi đề kháng tốt, bệnh sẽ chỉ nhẹ, nhanh khỏi, ngăn biến chứng nguy hiểm. Ngược lại nếu đề kháng kém, bệnh kéo dài, dễ trở nặng và lâu hồi phục hơn. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Vinhgia Devir rất được các chuyên gia khuyên dùng, hiệu quả đã được nghiên cứu, chứng minh.

Liên hệ 1800.55.88.89 - 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.