Nhiều mẹ bỉm cảm thấy lo lắng về việc trẻ 16 tháng tuổi thường xuyên biếng ăn, chán ăn và quấy khóc mỗi khi đến bữa. Bởi khi không được cung cấp đủ dưỡng chất, trẻ rất dễ còi xương chậm lớn và đặc biệt trí não cũng không phát triển tốt. 

Trẻ 16 tháng biếng ăn có dấu hiệu gì?

Vốn dĩ biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 6 tuổi. Trong đó, trẻ từ 16 tháng tuổi trở đi dễ biếng ăn hơn cả. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị biếng ăn mẹ có thể quan sát thấy như quấy khóc khi đến bữa ăn, ăn rất ít và bỏ bữa, cơ thể mệt mỏi và da xanh tái, cơ thể gầy gò và suy dinh dưỡng. 

Cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ 16 tháng tuổi

Khi thấy con ăn uống kém, cha mẹ cần quan sát kỹ chế độ ăn uống và sinh hoạt của con để tìm ra đúng nguyên nhân gây lười ăn. Tác động đúng nguyên nhân sẽ giúp giải quyết nhanh chóng và dứt điểm tình trạng trẻ biếng ăn. 
Trên thực tế, biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, như biếng ăn do sinh lý, biếng ăn do bệnh lý và biếng ăn do tâm lý. 

Với trẻ biếng ăn do sinh lý, thường liên quan đến việc trẻ 16 tháng tuổi bắt đầu tập nói, bắt đầu đến trường mầm non. Giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn có thể sẽ có nhiều sự thay đổi, nhiều điều lạ kích thích trẻ tìm hiểu và lơ là việc ăn uống. Biếng ăn sinh lý thường sẽ hết sau một vài tuần, khi trẻ thích nghi với môi trường, nên không cần quá lo lắng. 

Với trẻ biếng ăn do tâm lý: như buồn bã, chán nản hoặc lo lắng, căng thẳng do các vấn đề xảy ra ở trường học. Cảm giác này khiến con không thấy ngon miệng và không muốn ăn. Một số trường hợp do bị ép ăn ngay cả khi đã no cũng khiến trẻ sợ ăn, chán ăn và tìm mọi cách để tránh ăn. Để khắc phục, mẹ cần tạo cho con cảm giác thoải mái và thích thú vào mỗi bữa ăn, xây dựng thực đơn đa dạng và trình bày đẹp mắt hơn, cùng với đó là dành thời gian tâm sự với con hơn

Ngược lại, với trẻ biếng ăn do bệnh lý, khi trẻ không khỏe, đang mắc bệnh lý nào đó, dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng khiến trẻ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng và thường xuyên bỏ bữa. Để giải quyết tình trạng này, cách tốt nhất là cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, kết hợp cùng các phương pháp hỗ trợ khác. 

Bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa tốt, hệ vi sinh đường ruột cân bằng, giải pháp tối ưu được các chuyên gia khuyên dùng là bổ sung lợi khuẩn bằng các chế phẩm men vi sinh. 

Khi đi vào hệ tiêu hóa, lợi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh trưởng và phát triển, bảo vệ niêm mạc tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón, tiêu chảy cùng các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa. Hơn nữa, men vi sinh cũng giúp hấp thu thức ăn tốt hơn, trẻ ăn ngon miệng hơn, đẩy lùi chứng biếng ăn hiệu quả. 

Hiện nay, men vi sinh Golden Lab từ kim chi Hàn Quốc rất được khuyên dùng và các mẹ tin dùng cho trẻ. Golden Lab là men vi sinh được phân lập hoàn toàn tự nhiên từ kim chi Hàn Quốc, với công nghệ Lab2Pro hiện đại thế giới, giúp cải thiện hiệu quả các rối loạn đường tiêu hóa, kích thích tiêu hóa và vị giác, giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt, tăng cân đều. Hơn nữa, sản phẩm có hương vị thơm ngon, an toàn sử dụng cho cả phụ nữ có thai, cho con bú. 
Đặc biệt, không chỉ bổ sung cả lợi khuẩn, Golden Lab lại còn bổ sung cả chất xơ hòa tan (là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn sinh trưởng và tốt cho hệ tiêu hóa), gia tăng hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần so với men vi sinh thông thường. 

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Thay vì ăn quá nhiều trong một bữa, các mẹ cần chia nhỏ khẩu phần cho trẻ dễ hấp thu và tiêu hóa hơn. 

Thay đổi chất lượng món ăn hàng ngày

Khi nấu ăn mẹ không nên nấu loãng quá hoặc đặc quá mà nên nấu vừa phải. Các món ăn cũng nêm nếm vừa vị, tránh quá nhạt hoặc quá mặn. 

Bên cạnh đó, thay đổi thực đơn khác nhau trong mỗi bữa ăn cũng giúp con thích thú và ăn nhiều hơn. Một số món ăn mẹ có thể tham khảo cho trẻ như:

Bữa chính: cháo thịt bò nấu bí đỏ, cháo cá nấu cải bó xôi, cháo tôm bằm rau cải, cháo trứng, cháo cà rốt, cháo lươn… Mẹ cũng có thể cho bé ăn cơm trắng với các món canh rau đủ dinh dưỡng hoặc các loại bún, phở miến dễ nuốt.

Bữa phụ: sữa chua, váng sữa, sữa tươi, bánh flan, hoa quả xay, nước ép, trái cây tươi, các loại bánh ngọt,... 

Không để trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại

Khi con bị xao nhãng sẽ dễ bị lơ là trong ăn uống. Không chỉ thế, vừa ăn vừa xem phim có thể có hại cho tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. 

Không la mắng, dọa nạt trẻ

Điều này không giúp con ăn nhiều hơn mà còn có thể tạo cảm giác tiêu cực cho con khi ăn. Lâu ngày la mắng, dọa nạt có thể tạo phản xạ, khiến con căng thẳng mỗi khi đến bữa.

Liên hệ 1800.55.88.89 - 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.