Tóm tắt nội dung
1. Bà bầu thiếu Canxi sẽ gặp vấn đề gì?
Trong bụng mẹ, thai nhi lấy Canxi thông qua quá trình tăng cường phóng thích khoáng tố này từ xương của mẹ vào máu. Do vậy, nếu như lượng Canxi cung cấp từ bên ngoài không đủ, bà bầu sẽ gặp phải tình trạng thiếu Canxi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé sau này.
Khi có các dấu hiệu thiếu Canxi ở bà bầu mà không được can thiệp kịp thời, thai nhi có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ. Hệ quả là gây ra chứng dị hình xương hoặc thấp lùn khi chào đời. Đối với phụ nữ mang thai, thiếu Canxi sẽ gây ra tình trạng loãng xương, đau răng, sức đề kháng yếu, hạ Canxi huyết hay nguy hiểm hơn là chứng tiền sản giật. Ngoài ra, những hiện tượng khó chịu như tê tay chân, chuột rút, đau nhức xương, cơ bắp, gãy móng tay, rụng tóc cũng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn nếu như mẹ bầu thiếu hụt Canxi trong thời gian dài.
Để tránh gặp phải các vấn đề trên các bà bầu hãy chú ý lắng nghe những dấu hiệu “báo động” của cơ thể để bổ sung Canxi một cách phù hợp nhất.
2. Điểm danh dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu
2.1. Chuột rút, đau nhức cơ bắp
Tuy nhiên, trọng lượng của thai nhi không phải là nguyên nhân chính gây nên chứng chuột rút, đau cơ của mẹ bầu, mà nguyên nhân sâu xa bên trong chính là do cơ thể mẹ bầu đang thiếu Canxi. Khi thai nhi càng nhiều tuần tuổi thì nhu cầu Canxi càng tăng cao. Theo tính toán và khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn từ tuần 29 đến tuần 40, mỗi ngày bà bầu cần bổ sung khoảng 1500 mg Canxi mới đáp ứng đủ nhu cầu cho cả hai.
2.2. Đau lưng
Các chuyên gia chỉ ra rằng, bà bầu gặp tình trạng đau lưng chủ yếu là do thiếu Canxi gây ra. Do đó, mẹ bầu hãy chú ý bổ sung Canxi ngay để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân.
2.3. Tê tay chân
Ion Ca++ trong máu được cung cấp cho hệ cơ và hệ thần kinh nhằm duy trì sự ổn định và độ linh hoạt của hai hệ thống này. Khi lượng Ion này không đủ, nó sẽ làm giảm độ nhạy của hệ thần kinh và tính đàn hồi của hệ cơ, từ đó gây ra ngứa và tê bì tay chân. Do vậy, bà bầu hãy tăng cường luyện tập các bài tập giúp giảm tê bì chân tay và bổ sung lượng Canxi cần thiết để giảm thiểu hiện tượng trên.
2.4. Co giật cơ mặt và bàn tay
Nếu thấy cơ mặt và bàn tay bị co giật, bà bầu nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Đồng thời, điều chỉnh ngay chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động phù hợp để cải thiện sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
2.5. Móng tay và tóc dễ gãy rụng
3. Nhu cầu Canxi của bà bầu trong từng giai đoạn
3.1. Giai đoạn 1: Từ tuần 1 - 14
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, lượng Canxi các mẹ cần bổ sung hàng ngày là khoảng 800 miligam. Khi được cung cấp đủ lượng Canxi hợp lý đến tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất (tuần 14), thai nhi sẽ đạt trọng lượng khoảng 73 gam và dài khoảng 6.5 cm.
3.2. Giai đoạn 2: Từ tuần 15 - 28
Ngoài ra, bà bầu hãy chú ý đến việc tắm nắng hoặc bổ sung Vitamin D để tăng cường khả năng hấp thụ Canxi vào cơ thể. Nếu làm tốt việc này cộng với việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu khác, khi kết thúc tuần cuối của tam cá nguyệt thứ hai (tuần 27) thai nhi sẽ dài trung bình 36.6 cm và nặng 875 gam để sẵn sàng bước vào giai đoạn “lớn như thổi” trong tam cá nguyệt thứ ba.
3.3. Giai đoạn 3: Từ tuần 29 - 40
Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn thời điểm “tải trọng ” cơ thể mẹ đã lớn hơn 6 tháng trước nặng hơn trước rất nhiều. Do đó các mẹ bầu hãy thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như luyện tập phù hợp để có thể trạng tốt, sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời.
4. Bà bầu nên bổ sung Canxi bằng cách nào?
4.1. Bổ sung Canxi qua thực phẩm
Sữa chua được coi là siêu thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn là thực phẩm bổ sung Canxi rất hiệu quả mà bà bầu không nên bỏ qua. Theo thống kê thành phần dinh dưỡng trong một hộp sữa chua 100 gam, nó chứa tới 121 miligam Canxi.
Lượng Canxi lớn có trong sữa chua còn giúp trung hòa các vi khuẩn đường ruột, làm tăng hiệu xuất hấp thu Canxi, giảm thiểu lượng Canxi thừa bị lắng đóng và gây hại cho cơ thể.
• Sữa tươi
Sữa tươi là thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên sử dụng thường xuyên. Đây là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi. Theo kết quả của viện dinh dưỡng, một cốc sữa tươi 200ml chứa khoảng 300 mg Canxi. Ngoài Canxi, sữa tươi còn chứa có các loại Vitamin D, Vitamin K, các khoáng chất như phốt pho, magie giúp mẹ bầu giảm căng thẳng mệt mỏi, ngủ ngon giấc, từ đó tăng đáng kể hiệu quả hấp thu Canxi cũng như các dưỡng chất khác vào cơ thể.
• Đậu phụ
Đậu phụ là loại thực phẩm bình dân và rất phổ biến. Trong 100 gam đậu phụ có tới 350 mg Canxi, vì vậy bà bầu hãy đưa món ăn này vào thực đơn của mình để bổ sung Canxi tự nhiên. Ngoài lượng Canxi dồi dào, đậu phụ còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, cơ ung thư, phòng bệnh tiểu đường type 2, cải thiện chức năng thận.
• Rau lá xanh
Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng trong thời gian mang bầu là vô cùng quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các loại rau lá xanh như: cải xoong, cải xoăn, súp lơ xanh, rau bina là những lựa chọn số 1 mà các mẹ bầu không nên bỏ qua khi bổ sung Canxi. Ngoài ra, các loại rau lá xanh sẫm màu còn giúp bổ sung Vitamin và chất xơ cần thiết giúp mẹ luôn khỏe mạnh.
• Đậu đen
Trong các loại họ đậu thì đậu đen là một thực phẩm được đánh giá rất cao bởi nó chứa rất nhiều khoáng chất và Vitamin. Một trong những tác dụng của đậu đen đó là giúp xương khỏe mạnh nhờ hàm lượng cao Canxi và phốt pho. Để tận dụng tối đa những dưỡng chất của đậu đen, bà bầu có thể sử dụng trực tiếp hoặc thông qua việc uống nước đậu đen rang.
• Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng hay bột yến mạch là những lựa chọn phù hợp cho mẹ bầu vào những bữa ăn nhẹ. Nó không chỉ bổ sung năng lượng cần thiết mà còn là một nguồn Canxi tự nhiên dồi dào cung cấp cho các mẹ trong thời gian mang bầu.
• Hải sản
Hải sản là thực phẩm có hàm lượng chất béo Omega 3 rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Ngoài Omega 3 thì hải sản cũng là thực phẩm giàu Canxi giúp bà bầu đáp ứng đủ nhu cầu Canxi tăng cao trong giai đoạn thai kỳ.
Tuy nhiên, dù hải sản có hàm lượng Canxi và Omega 3 cao thì các mẹ bầu cũng phải chú ý một tuần chỉ nên ăn khoảng 340 gam hải sản. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn những loại hải sản chứa ít thủy ngân như cái hồi, cá mòi, cá trích… sẽ an toàn hơn cho cả mẹ và thai nhi.
4.2. Bổ sung Canxi qua viên uống (TPCN)
Trên thị trường hiện nay, có vô số các thực phẩm chức năng dành cho bà bầu. Tuy nhiên, khi chọn viên uống bổ sung Canxi, bà bầu nên tìm đến sản phẩm có đủ 3 thành phần Canxi, Vitamin D3, MK7 (Vitamin k2). Bộ 3 dưỡng chất luôn đồng hành cùng nhau sẽ giúp cơ thể hấp thụ Canxi tối đa, tránh hiện tượng dư thừa Canxi gây ra các vấn đề về thận và tim mạch.
Bên cạnh đó, bà bầu hãy lựa chọn sản phẩm bổ sung Canxi của các công ty Dược uy tín, có giấy phép lưu hành sản phẩm trên thị trường và đảm bảo VSATTP. Tránh sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể khiến “tiền mất tật mang”.
Nói tóm lại, Canxi rất cần thiết trong quá trình mang thai, vì vậy khi có dấu hiệu thiếu Canxi ở bà bầu vừa nêu trên, chị em cần đi xét nghiệm máu để khẳng định cơ thể có bị thiếu hụt khoáng chất này hay không. Từ đó, tìm ra hướng bổ sung kịp thời, không để tình trạng thiếu Canxi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Bài viết liên quan: Bà bầu bị thiếu canxi nên ăn gì?
Nếu bạn còn thắc mắc gì các dấu hiệu thiếu canxi khi mang thai - Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí.