1. Vai trò quan trọng của Canxi đối với cơ thể

Canxi là một khoáng chất vô cùng quan trọng với cơ thể, là “một phần thiết yếu của cuộc sống”. Nó tham gia vào sự vận hành của hầu hết các cơ quan trong cơ thể từ hoạt động hàng ngày cho đến quá trình tuần hoàn và trao đổi chất bên trong. 

Có thể nói, một cơ thể với lượng Canxi vừa đủ chính là “thẻ xanh” để bảo đảm cho hệ vận động, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch…hoạt động trơn tru, ăn khớp, hiệu quả góp phần tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi với những tác động gây hại từ bên ngoài. Do đó, nếu thấy có các dấu hiệu thiếu Canxi sau đây, bạn nên đi khám và thông qua sự chỉ định của bác sĩ để bổ sung Canxi kịp thời cho cơ thể.

2. 11 dấu hiệu thiếu Canxi điển hình bạn nên biết

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt một lượng Canxi cần thiết. Hãy kiểm tra xem bạn có gặp một hoặc nhiều triệu chứng liệt kê dưới đây không nhé!  

2.1. Chuột rút và đau nhức cơ bắp


Chuột rút và đau nhức cơ bắp là dấu hiệu thiếu canxi thường gặp
Chuột rút và đau cơ bắp là hai hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đang cho con bú và phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Nếu như hiện tượng chuột rút hay diễn ra vào ban đêm và tái diễn nhiều lần, thì đó là một trong những dấu hiệu điển hình báo hiệu cơ thể bạn đang bị thiếu hụt Canxi và cần phải bổ sung.

Việc nồng độ Ion Canxi++ thấp sẽ dẫn đến hệ cơ vận động thiếu hụt lượng Canxi cần thiết để bảo đảm tính đàn hồi, dẫn đến các hiện tượng căng cứng, đau cơ, chuột rút. Bạn hãy “lắng nghe” những báo hiệu của hệ cơ đang thiếu Canxi, từ đó điều chỉnh lại chế độ ăn uống kết hợp với chế độ luyện tập, nghỉ ngơi khoa học sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết chứng chuột rút, đau cơ bắp do thiếu Canxi gây ra.

2.2. Móng tay giòn, dễ gãy

Ngoài là khoáng tố vô cùng quan trọng tạo nên hệ xương khỏe mạnh, Canxi còn là một dưỡng chất cần thiết của rất nhiều các bộ phận khác. Do vậy, khi thiếu hụt Canxi cơ thể sẽ phát tín hiệu cảnh báo thông qua một số triệu chứng nhất định để chúng ta nhận biết. Hiện tượng móng tay giòn, dễ gãy là một trong dấu hiệu điển hình cho thấy cơ thể bạn đang thiếu Canxi.

Muốn có một bộ móng tay khỏe đẹp thì trước tiên, cơ thể bạn phải được cung cấp đủ lượng Canxi. Vì khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này, lượng Canxi phân bố đến móng tay và chân cũng giảm theo, từ đó làm cho kết cấu móng kém vững chắc, giòn và dễ gãy hơn. Vì vậy, khi gặp hiện tượng này, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống để bổ sung đầy đủ Canxi cho cơ thể.

2.3. Ngứa hoặc tê chân tay

Nguyên nhân chính của chứng ngứa, tê tay chân là do hoạt động của hệ dây thần kinh, hệ cơ của cơ thể bị suy giảm. Canxi có vai trò giữ ổn định, tăng độ nhạy của hệ thần kinh và tăng độ đàn hồi của hệ cơ. Khi nó bị thiếu hụt trong trường hợp này, sẽ gây ra hiện tượng ngứa hoặc tê tay chân.

Cụ thể, nếu các Ion Ca++ trong máu không đủ cung cấp cho hệ thần kinh và các bó cơ, độ nhạy của các dây thần kinh, tính đàn hồi của bó cơ sẽ kém đi, dẫn đến các cơ và dây thần kinh hoạt động không ổn định. Đó chính là cơ chế khiến tay, chân bị tê bì và ngứa do thiếu Canxi. 

2.4. Đau răng hoặc răng trở nên vàng hơn

Cơ thể chúng ta có đến trên 98% lượng Canxi nằm ở xương và răng, còn lại các bộ khác chiếm chỉ hơn 1%. Chỉ cần nhìn vào những con số này, bạn có thể biết được vai trò, tầm quan trọng của Canxi đối với hệ xương và răng là như thế nào. 
Răng dễ bị đau và bị ố vàng là một trong những biểu hiện của việc thiếu canxi
Hàm răng sẽ gửi tín hiệu báo động cho bạn biết chúng cần nhiều Canxi hơn nữa. Cụ thể, nếu lượng Canxi trong cơ thể thiếu hụt, bạn sẽ thường xuyên gặp hiện tượng đau, nhức răng. Ngoài ra, không đủ Canxi cũng sẽ làm men răng trở nên yếu và dễ bị ố vàng. Vì vậy, đừng quên bổ sung đủ lượng Canxi cần thiết để giữ cho hàm răng luôn chắc khỏe nhé!

2.5. Tim đập nhanh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân gây ra chứng tim đập nhanh là do cơ thể thiếu Canxi. Khi đề cập đến vấn đề này, nhiều người có thể bị bất ngờ vì trong “từ điển sức khỏe” của mỗi người, Canxi chỉ có vai trò quan trọng với hệ xương và răng. Tuy nhiên, hãy bổ trợ thêm kiến thức sau bài viết này, vì dấu hiệu thiếu Canxi còn liên quan đến tình trạng tim đập nhanh.

Một quả tim được cung cấp đầy đủ Canxi cần thiết là nền tảng cho cơ tim khỏe mạnh, tăng cường khả năng co bóp giúp cho nó hoạt động ổn định hơn. Khi Canxi thiếu hụt, khả năng co bóp của cơ tim cũng giảm theo. Nó làm cho việc bơm máu của tim đi nuôi cơ thể ở mỗi nhịp đập cũng giảm theo, từ đó gây ra hiện tượng rối loạn nhịp tim. Do vậy, hãy chú ý khi thấy tim đập nhanh hơn bình thường, thì hãy bổ sung Canxi đầy đủ để tránh các biến chứng về tim mạch.

2.6. Dễ bị cúm và nhiễm trùng

Hệ miễn dịch khỏe mạnh là “tấm khiên” chắn hiệu quả giúp cơ thể chống lại các bệnh ho, cảm cúm, nhiễm trùng… Khi bạn thường xuyên mắc phải các bệnh nói trên, thì đó cũng là tín hiệu báo động hệ miễn dịch của bạn đang gặp vấn đề. Thiếu Canxi cũng là một nguyên nhân chính khiến sức đề kháng suy yếu.

Canxi là “lá chắn” đầu tiên của hệ miễn dịch để phát hiện các nhân tố lạ xâm nhập vào cơ thể. Khi cơ thể thiếu Canxi, hệ thống miễn dịch không được kích hoạt để phát hiện các vi khuẩn, vi rút gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, bạn sẽ thường xuyên bị cảm cúm, nhiễm trùng trong trường hợp này.

2.7. Chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương

Ion Canxi chỉ chiếm gần 0.2% lượng Canxi trong cơ thể nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc duy trì sự ổn định của hệ miễn dịch, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ vận động… Khi lượng Ion Canxi này bị thiếu hụt, nó sẽ làm giảm phản ứng của cơ thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt đặc biệt mỗi khi thay đổi tư thế.

Bên cạnh triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, bạn còn có thể phải đối mặt với tình trạng đau, tê nhức xương khớp. Nguyên nhân là do hệ xương luôn cần một lượng Canxi rất lớn để bảo đảm sự bền vững và chắc chắn, khi không được cung cấp đủ, hệ xương sẽ trở nên mềm yếu và dễ tổn thương hơn.  Kèm theo đó là các hiện tượng đau xương, tê nhức xương. Nếu không được bổ sung Canxi kịp thời, bạn còn có nguy cơ bị loãng xương, teo xương…rất nguy hiểm.

2.8. Gặp vấn đề về đại tràng

Thiếu hụt Canxi còn gây ra vấn đề với hệ tiêu hóa. Tác động điển hình nhất của thiếu Canxi đến cơ quan này là tác động đến đại tràng. 
Cụ thể khi thiếu hụt Canxi, axit trong dạ dày sẽ bị tăng tiết một cách bất thường. Lượng axit thừa không những làm tổn thương niêm mạc dạ dày mà còn trào ngược lên thực quản, sau đó theo thức ăn xuống đại tràng gây ra viêm loét. Khi điều trị các vấn đề về đại tràng, hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn đã được bổ sung đầy đủ lượng Canxi cần thiết.

2.9. Rối loạn giấc ngủ

Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc liên quan đến tình trạng canxi bị thiếu
Canxi trong máu có vai trò quan trọng trong việc sản xuất loại hormone melatonin giúp chúng ta ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Việc thiếu hụt Canxi sẽ làm giảm loại hormone này dẫn đến khó ngủ sâu giấc gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần. 

Ngoài ra, thiếu Canxi cũng tác động làm cho các xung động thần kinh bị ức chế gây ra hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức, dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu, hay bị giật mình khi ngủ…Vì vậy, khi giấc ngủ của bạn bị rối loạn hãy chú ý bổ sung đầy đủ Canxi và điều chỉnh chế độ làm việc để cải thiện giấc ngủ.

2.10. Loãng xương

Như đã đề cập ở trên, cơ thể người có 98% lượng Canxi nằm ở xương và răng. Canxi được coi như là “xi măng” để tạo nên kết cấu “bê tông cốt thép” của hệ xương. Do vậy, muốn có một hệ xương khỏe mạnh thì việc cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết theo từng giai đoạn phát triển ở mỗi người là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Chứng loãng xương là một ví dụ điển hình nhất do thiếu Canxi gây ra cho hệ xương của chúng ta. Bệnh loãng xương kéo theo rất nhiều hệ lụy như đau xương, đặc biệt là hiện tượng xương dễ gãy và khó liền trước những tác động từ bên ngoài.

2.11. Lo lắng, dễ cáu kỉnh

Thiếu hụt Canxi tác động đến sự trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến mất cân bằng trạng thái hưng phấn và ức chế ở vỏ não, gây ra hiện tượng căng thẳng hoặc hưng phấn quá mức cần thiết. Điều này lý giải tại sao những người có dấu hiệu thiếu Canxi thường khó ngủ, hay lo lắng, hoặc cáu kỉnh quá mức cần thiết. 

3. Những nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị thiếu Canxi

Một vài nguyên nhân sau sẽ lý giải cho bạn biết tại sao cơ thể mình lại bị thiếu hụt lượng Canxi cần thiết:
Những nguyên nhân khiến cơ thể bị tình trạng thiếu canxi
• Chế độ ăn thiếu Canxi
Canxi là nguyên tố vô cùng quan trọng những cơ thể chúng ta không tự sản xuất được mà phải dựa vào nguồn cung cấp từ bên ngoài. Do vậy, chế độ ăn không khoa học chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu hụt Canxi. Ngoài ra, việc ăn các thực phẩm giàu Canxi và thực phẩm giàu sắt cùng lúc cũng làm giảm hiệu quả đáng kể cho việc hấp thu Canxi trong cơ thể. 

• Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm
Cũng giống như sắt, Protein (đạm) là “khắc tinh” của Canxi bởi nó sẽ làm gia tăng quá trình bài tiết Canxi ra khỏi cơ thể. Khi ta ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, bạn sẽ mất đi một lượng Canxi đáng kể. Nếu tình trạng này kéo dài thì lượng Canxi trong cơ thể sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy do thiếu Canxi gây ra.

• Do một số bệnh ảnh hưởng đến hấp thụ Canxi
Ngoài những nguyên nhân từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ Canxi vào cơ thể thì một số bệnh lý về đường ruột cũng ảnh hưởng và làm chậm quá trình hấp thu gây ra hiện tượng thiếu Canxi. Ngoài ra, hiện tượng rối loạn estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ cũng làm hao hụt cũng như ngăn chặn quá trình hấp thu Canxi vào cơ thể.

4. Cách bổ sung Canxi hiệu quả từ thực phẩm

Để bổ sung Canxi cũng như phòng ngừa tình trạng thiếu hụt khoáng tố này trong cơ thể, bạn nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu Canxi dưới đây:

• Các loại hạt
Các loại hạt giàu Canxi như hạnh nhân, đậu phộng (lạc), vừng… hoặc bột yến mạch là những lựa chọn rất tốt khi muốn bổ sung Canxi tự nhiên cho cơ thể. Sử dụng các loại hạt này cho bữa ăn nhẹ hay đồ ăn vặt vừa có thể duy trì chế độ ăn bổ sung năng lượng vừa bổ sung lượng Canxi cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên chú ý sử dụng lượng hạt này phù hợp theo cơ cấu bữa ăn và kết hợp với các thực phẩm khác tránh gây mất cảm giác thèm ăn trong các bữa cơm hằng ngày.

• Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn vì tốt cho hệ tiêu hóa. Đây cũng là một loại thực phẩm giúp bổ sung Canxi vô cùng hiệu quả cho cơ thể. Chỉ cần nhìn vào con số 100g sữa chua chứa đến 121mg Canxi thì bạn có thể hiểu tại sao các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo sử dụng sữa chua để bổ sung Canxi cho cơ thể.
Cách bổ sung canxi an toàn, hiệu quả
• Phô mai
Phô mai được ví như “thực phẩm vàng” để cung cấp Canxi cho cơ thể. Một miếng phô mai 15g có lượng Canxi tương đương một hộp sữa chua 100g. Vì vậy, hãy cho phô mai vào thực đơn mỗi ngày để bổ sung Canxi cũng như làm phong phú bữa ăn của bạn.

• Các loại rau xanh sẫm màu
Rau xanh không chỉ là thực phẩm giúp bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể mà còn là một thực phẩm rất giàu khoáng chất trong đó có Canxi. Khi bạn muốn tăng cường bổ sung Canxi mà không muốn bị tăng cân thì các loại rau sẫm màu như rau cải xoong, rau cải xoăn, súp lơ xanh, rau bina … là những lựa chọn hoàn hảo nhất. 

• Cá hồi và cá mòi
Nói đến bổ sung Canxi, mọi người thường nghĩ ngay đến việc uống sữa. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu thì hàm lượng Canxi trong cá hồi và cá mòi còn cao hơn trong sữa. Vì vậy hãy lưu tâm đến hai loại thực phẩm này khi muốn bổ sung Canxi cho cơ thể. Ngoài ra, đây là hai loại thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều Omega-3 và vitamin E rất có lợi cho sức khỏe.

• Sữa tươi 
Một cốc sữa tươi 200ml có chứa khoảng 300 mg Canxi. Sữa có hàm lượng Canxi cao và rất phổ biến trên thị trường nên đây là thực phẩm được nhiều người ưu tiên sử dụng để bổ sung Canxi cho cơ thể. Ngoài ra, sữa cũng giúp cho hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động tốt hơn, góp phần đáng kể vào việc tăng khả năng hấp thu Canxi vào cơ thể.

Quá trình ăn uống hằng ngày rất khó có thể đáp ứng đủ lượng Canxi cần thiết, nhất là ở trẻ nhỏ, trẻ đang trong giai đoạn dậy thì hoặc người già, người mắc bệnh loãng xương. Khi có dấu hiệu thiếu Canxi, bên cạnh việc bổ sung khoáng chất này bằng biện pháp tự nhiên thông qua các thực phẩm kể trên, bạn cũng có thể lựa chọn các viên uống Canxi để cung cấp đủ khoáng tố này cho cơ thể.
Vì vậy, sử dụng viên bổ sung Canxi là biện pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng thiếu hụt Canxi trong cơ thể. Lưu ý rằng, bạn nên tìm sản phẩm bổ sung Canxi có đầy đủ bộ ba không thể tách rời là Canxi (nano), MK7 và vitamin D3. Chỉ khi có cả ba thành phần này, cơ thể mới hấp thụ được Canxi một cách tối ưu nhất.
Ngoài ra, đối với trẻ trên 6 tháng tuổi cho đến giai đoạn dậy thì, tùy vào từng thời kỳ phát triển của trẻ, bạn có thể cho trẻ bổ sung sản phẩm chứa 3 thành phần ở trên kết hợp với các khoáng tố khác như Magnesi, Kẽm Oxyd, Immune Alpha, DHA, Colostrum, FOS hoặc Kẽm nano, Magie, Boron, Mangan, Đồng, Silic, DHA và Chondroitin… để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao vượt trội, tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện.
Bài viết liên quan:

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí về các dấu hiệu thiếu canxi và phương pháp bổ sung hiệu quả nhé.