1. Thế nào là hạ Canxi máu? 

Hạ Canxi máu hay hạ Canxi đường huyết là tình trạng cơ thể mất cân bằng điện giải, trong đó nồng độ Canxi huyết thanh thấp hơn mức giới hạn bình thường (8,5 – 10,5 mg/dl).

Canxi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Hệ vận động cần Canxi để thực hiện quá trình co cơ linh hoạt. Các dây thần kinh cần Canxi để chuyển thông điệp từ não đến các bộ phận khác trên cơ thể. Xương, răng cần Canxi để duy trì sự chắc khỏe và khả năng tự chữa lành những tổn thương. Ngoài ra, Canxi cũng tham gia vào quá trình đông máu và sự giải phóng hormone trong cơ thể.

Hạ Canxi máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương mắt, nhịp tim bất thường, loãng xương… Trong đó, tình trạng loãng xương xảy ra khá phổ biến và có thể dẫn đến một số biến chứng như tàn tật, gãy xương sống hoặc thoái hóa cột sống, gây khó khăn trong việc đi lại. Nghiêm trọng hơn, hạ Canxi huyết có thể gây tử vong.

2. Nguyên nhân dẫn đến hạ canxi máu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây hạ Canxi máu. Trong đó phải kể đến những yếu tố cơ bản như sau:

Bệnh hạ canxi máu xuất phát từ đâu?

• Thiếu vitamin D

Vitamin D được cơ thể hấp thụ thông qua thức ăn và tổng hợp từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Nó được hệ tiêu hóa chuyển hóa và sau đó đi vào máu để giúp hấp thụ Canxi. Nếu không tiếp xúc với ánh nắng hoặc người bệnh có sử dụng một số loại thuốc như rifampicin, phenobarbital thì việc thiếu vitamin D hoàn toàn có thể xảy ra.

• Suy tuyến cận giáp

Các tuyến cận giáp tiết ra hormone PTH. Hormone này trực tiếp điều chỉnh nồng độ Canxi trong huyết thanh. Khi mức PTH thấp, mức Canxi trong huyết tương cũng giảm theo. Nếu người bệnh trải qua các cuộc phẫu thuật, mắc các bệnh lý, khối u hoặc chấn thương ở vùng cổ có thể gây ảnh hưởng đến tuyến cận giáp và làm suy giảm chức năng của nó.

• Nghiện rượu (thiếu magie)

Mức magie thấp thường thấy ở những người nghiện rượu mãn tính do thiếu hụt dinh dưỡng. Magie có vai trò là một chất điện phân kích thích sự giải phóng hormone PTH. Sự thiếu hụt magie có thể cản trở sự bài tiết PHT dẫn đến lượng Canxi thấp hơn trong máu. 

• Các bệnh lý tại thận

Thận đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nồng độ Canxi trong máu. Suy thận có thể ngăn cản quá trình bài tiết photphat qua đường nước tiểu. Khi thận bị suy giảm chức năng, quá trình sản xuất nước tiểu bị giảm đi, dẫn đến sự tích tụ các phân tử photphat trong máu. Các phân tử này sẽ liên kết với các phân tử Canxi có sẵn và lắng đọng tại da và các cơ quan khác mà không đi vào trong máu để thực hiện chức năng của mình. Mức photphat càng cao đồng nghĩa với mức Canxi huyết càng thấp.

• Một số nguyên nhân khác

Trong một số trường hợp, hạ Canxi huyết có thể là do suy dinh dưỡng hoặc do cơ thể kém hấp thụ. Suy dinh dưỡng là khi cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, trong khi đó, kém hấp thụ lại là do cơ thể không thể hấp thụ và chuyển hóa các vitamin và khoáng chất cần thiết được bổ sung từ bên ngoài vào.

3. Các triệu chứng hạ Canxi máu cần biết

Thiếu Canxi trong giai đoạn đầu có thể chưa xuất hiện bất cứ triệu chứng nào vì lúc này, cơ thể vẫn duy trì lượng Canxi bằng cách lấy nó trực tiếp từ xương và răng. Nhưng nếu nồng độ Canxi trong máu thấp diễn ra trong một thời gian dài, người bệnh có thể gặp các biểu hiện như sau:

3.1. Đối với trẻ nhỏ

Các biểu hiện trẻ bị hạ canxi cha mẹ cần chú ý

Ở trẻ sơ sinh, một số nguyên nhân phổ biến gây hạ Canxi máu là do sinh non, nhiễm trùng, mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc do mẹ sử dụng một số loại thuốc. Hạ Canxi huyết cũng có thể do trẻ thiếu vitamin D, thường xuất hiện ở những đứa trẻ sơ sinh không được bổ sung vitamin D hoặc tắm nắng thường xuyên. Ngoài ra, nguyên nhân hiếm gặp khác là do bệnh cường cận giáp (rối loạn tuyến yên), giả cận giáp (rối loạn di truyền). Hạ Canxi huyết ở trẻ được phân làm 2 loại chính:

  • Hạ Canxi huyết sớm: Xảy ra đối với trẻ sơ sinh sau 2 – 3 ngày chào đời.

  • Hạ Canxi huyết muộn: Xuất hiện trong tuần đầu tiên hoặc trong vài tuần sau sinh, thường là sau vài ngày bú sữa công thức. Một số loại sữa công thức có hàm lượng photphat cao có thể làm giảm nồng độ Canxi trong máu của trẻ sơ sinh.

Trẻ bị hạ Canxi huyết thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, số ít có thể xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Trẻ có tầm vóc thấp
  • Da tóc khô
  • Móng tay dễ gãy
  • Chuột rút cơ bắp
  • Ngứa ra ở ngón tay và ngón chân
  • Đục thủy tinh thể
  • Men răng yếu
  • Co giật.
3.2. Đối với người lớn

Một số trường hợp hạ Canxi máu không có triệu chứng nhưng phần lớn người gặp vấn đề này sẽ có những biểu hiện như sau:

Hạ canxi ở người lớn như thế nào?

  • Thay đổi tâm trạng: Thiếu Canxi có thể khiến tâm trạng thay đổi thất thường. Người bệnh có thể tự nhận thấy sự thay đổi tâm trạng của mình nhưng lại không thể hiểu được điều gì đang xảy ra.
  • Cứng cơ hoặc co giật cơ: Cơ có thể bị căng hoặc khó vận động. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp tình huống run cơ hoặc co giật cơ.
  • Cảm giác ngứa ran: Hạ Canxi huyết gây ra cảm giác như kim châm ở bàn tay hoặc bàn chân của người bệnh.
  • Mệt mỏi: Người bệnh luôn trong trạng thái cảm thấy mệt mỏi hoặc ngủ li bì do thiếu năng lượng tổng thể gây ra.


Nếu tình trạng thiếu Canxi huyết kéo dài và không được phát hiện, người bệnh có thể gặp các vấn đề như:

  • Các vấn đề về da và móng: Hạ Canxi máu có liên quan đến các bệnh về da như chàm, vẩy nến. Những bệnh này có thể gây ngứa ngáy, nổi mụn nước trên da. Ngoài ra, móng tay có thể giòn, dễ gãy và khô hơn.
  • Loãng xương: Xương khớp của chúng ta luôn cần Canxi để duy trì và khỏe mạnh. Nếu không có đủ khoáng chất này, xương sẽ yếu đi. Điều này có thể gây ra tình trạng loãng xương, xương dễ gãy.

4. Cách chẩn đoán hạ Canxi máu

Nếu đang gặp một trong các triệu chứng thiếu hụt Canxi ở trên, bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện để bác sĩ thăm khám và thực hiện một số kỹ thuật sau:

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân lấy mẫu máu để xác định nồng độ Canxi.
  • Tiền sử bệnh: Khai báo bệnh lý nền hoặc tiền sử bệnh trong gia đình.
  • Kiểm tra sức khỏe tâm thần: Căng thẳng, stress quá mức cũng có thể gây ra hạ Canxi huyết. Bác sĩ sẽ đưa ra một số bài kiểm tra để đánh giá lối sống, thói quen, công việc của bạn để xác định nguyên nhân tiềm ẩn.
  • Dấu hiệu Chvostek và Trousseau dương tính: Dấu hiệu Chvostek là phản ứng co giật khi gõ nhẹ vào dây thần kinh mặt phía trước dái tai 2cm. Dấu hiệu Trousseau là sự co thắt bàn tay hoặc bàn chân do thiếu máu cục bộ hoặc thiếu máu đến các mô. Nó dương tính khi kết hợp với việc đo huyết áp cao hơn huyết áp động mạnh 20mmHg trong 3 phút.

5. Cách điều trị hạ Canxi máu

Nhiều trường hợp hạ Canxi máu có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng cũng có nhiều ca hạ Canxi máu rất nặng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị hạ Canxi máu tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt Canxi của từng người bệnh.

Các biện pháp điều trị hạ canxi máu hiện nay

Các biện pháp điều trị phổ biến là:

- Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung Canxi. Nếu thuộc trường hợp hạ Canxi máu nặng, bạn có thể được chỉ định tiêm hoặc truyền Canxi. Các thuốc bổ sung Canxi được khuyến nghị bao gồm:

  • Canxi Cacbonat: Là loại rẻ nhất và chứa nhiều Canxi nguyên tố nhất.
  • Canxi Citrate: Là dạng Canxi dễ hấp thụ nhất đối với cơ thể.
  • Canxi Photphat: Cũng là dạng dễ hấp thụ và ít gây táo bón.

- Điều trị từ nguyên nhân: Nếu bị hạ Canxi máu do rối loạn chức năng nội tiết hoặc hệ thống hormone có vấn đề thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các biện pháp điều trị nội tiết.

- Thay đổi chế độ ăn uống: Canxi có trong các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Bạn sẽ được khuyến cáo ăn một chế độ giàu Canxi từ các sản phẩm như sữa, đậu, quả sung, bông cải xanh, rau bina, ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng.

Xem thêm: Nên ăn gì để cải thiện chứng hạ canxi?

Lưu ý trong quá trình sử dụng các biện pháp điều trị, nếu gặp một trong những triệu chứng sau, bạn nên liên hệ với phòng khám, bệnh viện:

  • Táo bón nặng, không đỡ, kéo dài 2 – 3 ngày dù đã uống thuốc nhuận tràng.
  • Cảm giác buồn nôn cản trở việc ăn uống và không thuyên giảm dù đã uống các loại thuốc kê đơn.
  • Nôn (nôn hơn 4 – 5 lần trong khoảng 24 giờ).
  • Tiêu chảy (4 – 6 đợt trong 24 giờ) không có dấu hiệu thuyên giảm khi dùng thuốc chống tiêu chảy và thay đổi chế độ ăn uống.
  • Buồn ngủ quá mức, lú lẫn.
  • Co giật cơ hoặc khó chịu ở cơ.
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Ăn không ngon.

6. Cách phòng ngừa hạ Canxi hiệu quả

Hãy luôn bổ sung đủ Canxi nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạn đang bị hạ Canxi huyết. Lượng Canxi được khuyến nghị bổ sung hàng ngày tốt cho sức khỏe của xương khớp dựa trên độ tuổi và giới tính cụ thể là:

  • Nam giới từ 25 – 65 tuổi bổ sung 1000mg Canxi trên ngày.
  • Nam giới trên 65 tuổi bổ sung 1500 mg Canxi trên ngày.
  • Phụ nữ từ 25 – 50 tuổi bổ sung 1000 – 1200mg Canxi trên ngày.
  • Phụ nữ trên 50 tuổi bổ sung 1500 mg Canxi trên ngày.

Canxi ở bất cứ dạng nào cũng cần có sự hỗ trợ của vitamin D để được hấp thụ tối đa. Do đó, bạn nên tìm sản phẩm nào có chứa đồng thời cả lượng Canxi cần thiết và khoảng 400 – 800 mg vitamin D là tốt nhất. 

Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết thì người bệnh có thể bổ sung Canxi qua đường uống. Nên lựa chọn sản phẩm có thành phần là Canxi dạng Nano (các dạng có kích thước siêu nhỏ giúp hấp thu tốt hơn 200 lần so với dạng Canxi thông thường) kết hợp với vitamin D và MK7 (Vitamin k2) cùng với các thành phần như Kẽm nano, Magie, Boron, Mangan, Đồng là tốt nhất. Nếu là trẻ nhỏ thì sản phẩm bổ sung Canxi nên có thêm các dưỡng chất như DHA và Chondroitin để giúp phát triển não bộ, Acid folic, Immune Alpha, Colostrum (Sữa non), FOS để tăng cường hệ miễn dịch và chống táo bón khi bổ sung Canxi.

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng thiếu Canxi huyết, mọi người nên thường xuyên ăn các thực phẩm giàu Canxi tự nhiên như cải xoăn, cá mòi, cá hồi, đậu đỏ, rong biển. Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai… Các loại ngũ cốc, nước cam, thực phẩm cũng giàu Canxi.

Nói tóm lại, hạ Canxi máu đối với trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe. Trẻ em thiếu Canxi có thể bị suy dinh dưỡng, thấp còi, khả năng miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh. Người trưởng thành và người cao tuổi thiếu Canxi có thể bị giòn xương, loãng xương kèm theo một số biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, mỗi người hãy tập cho mình một thói quen ăn uống phù hợp, khoa học nhất giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để luôn khỏe mạnh.

Bài viết liên quan:

Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về tình trạng hạ canxi  ở các độ tuổi - Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn nhé.