1. Canxi có tác dụng gì với sự phát triển của trẻ?

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ nhỏ

Canxi là một khoáng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nguyên tố này tham gia vào quá trình hình thành hệ xương, răng, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn, hệ vận động của trẻ trong từng giai đoạn để đảm bảo trẻ được khỏe mạnh và phát triển toàn diện trong tương lai. Nếu có dấu hiệu trẻ thiếu Canxi mà không được can thiệp kịp thời, hậu quả có thể khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, nhận thức chậm… 

Canxi được ví như “xi măng” trong việc hình thành kết cấu “bê tông cốt thép” của hệ xương giúp trẻ có bộ khung xương vững chắc và dẻo dai. Ngoài ra, Canxi còn là nguyên tố làm tăng tính đàn hồi của các bó cơ giúp cho trẻ khỏe mạnh, linh hoạt trong các giai đoạn hiếu động đầu đời.

Bên cạnh đó, Ion Canxi trong máu cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ miễn dịch, tạo “lá chắn” đủ mạnh ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh vào trong cơ thể. Thêm vào đó, Canxi cũng là nguyên tố bảo đảm cho trẻ có một hệ thần kinh ổn định, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất.

2. Những dấu hiệu trẻ thiếu canxi cha mẹ cần lưu ý

Nếu thấy trẻ có một số những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ hãy chủ động đưa con đi khám dinh dưỡng để xác định nguyên nhân có phải là do thiếu Canxi gây ra không nhé!

2.1. Trẻ khó ngủ hay ngủ không ngon giấc

Khó ngủ, ngủ không ngon giấc là do lượng hormone melatonin gây buồn ngủ trong cơ thể trẻ bị suy giảm. Nguyên nhân khiến cho hormone này sụt giảm là do Ion Canxi trong máu không đủ cung cấp đến tuyến tùng trong não. Do vậy, những trẻ thường xuyên khó ngủ hoặc ngủ không ngon là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu Canxi và cần phải bổ sung.

Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc có thể nguyên nhân từ việc thiếu canxi

Các bà mẹ khi chế biến thức ăn, hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu Canxi vào cơ cấu bữa ăn hàng ngày của trẻ. Đối với các bé đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho mình một cách khoa học nhất để cung cấp đủ Canxi cho bé qua sữa mẹ.

2.2. Trẻ ra nhiều mồ hôi vào ban đêm

Ở một số trẻ thường có triệu chứng ra mồ hôi ở những vùng như lưng, trán, vùng dưới cánh tay, lòng bàn tay, háng khiến cho trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc và dễ gây ra cảm lạnh, viêm phổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó rối loạn hấp thụ Canxi ở trẻ là một nguyên nhân mà các bậc cha mẹ cần phải lưu tâm. 

Hãy bổ sung Canxi cho trẻ cùng với Vitamin D để tăng khả năng hấp thụ Canxi. Khi hai dưỡng chất này hấp thụ tốt vào cơ thể, chứng đổ mồ hôi vào ban đêm cũng sẽ giảm bớt giúp trẻ ngủ ngon hơn.

2.3. Hay giật mình vào ban đêm

Theo các chuyên gia y tế, trẻ hay giật mình, vặn mình, rướn người… trong những tháng đầu đời là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu như trẻ thường xuyên giật mình vào ban đêm thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hàm lượng Canxi trong máu của trẻ đang bị thiếu hụt. Những trẻ bị hạ Canxi huyết thường hay bị giật mình, ngủ không ngon và hay khóc đêm. 

2.4. Trẻ hay bị đau mỏi chân tay

Đau mỏi chân tay là một dấu hiệu rất đặc trưng của việc trẻ bị thiếu Canxi. Không đủ Canxi làm cho hệ xương khớp của trẻ yếu, không đáp ứng được gánh nặng của trọng lượng cơ thể, từ đó gây ra đau mỏi đặc biệt ở các bộ phận như chân và tay. Ngoài ra, lượng Canxi trong máu thấp cũng làm giảm tính đàn hồi của hệ cơ, khiến bó cơ kém linh hoạt dẫn đến hiện tượng đau cơ, chuột rút…

2.5. Trẻ hay bị nấc cụt, ọc sữa

Thiếu canxi làm trẻ thường xuyên bị nấc cụt, ọc sữa

Thiếu Canxi làm cho thanh quản, dạ dày của trẻ sơ sinh bị co thắt bất thường dẫn đến trẻ hay bị nấc cụt, ọc sữa. Các bà mẹ hãy chú ý bổ sung Canxi cho trẻ để bảo đảm hàm lượng Ion Canxi++ trong máu của trẻ đủ để điều hòa hoạt động co thắt của thanh quản, dạ dày, từ đó giảm thiểu hiện tượng nấc cụt, ọc sữa.

2.6. Nhận thức chậm chạp

Ion Canxi++ đóng vai trò truyền dẫn các xung động của hệ thần kinh. Nếu các Ion Canxi trong máu không đủ cung cấp cho hệ thần kinh, hậu quả sẽ dẫn đến giảm độ nhạy của các xung động thần kinh, khiến trẻ kém linh hoạt, nhận thức chậm so với những đứa trẻ cùng trang lứa. 

2.7. Thóp lâu liền, xương khớp biến dạng

Canxi là nguyên tố giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của hệ xương, vì vậy khi nguyên tố này không đủ thì phần xương ở thóp của trẻ cũng lâu liền hơn. Ngoài ra, thiếu Canxi còn gây ra các hiện tượng biến dạng xương khớp điển hình ở trẻ như chân cong hình chữ O, chữ X…

2.8. Rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc ở phía sau gáy của trẻ bị rụng tạo thành hình vành khăn. Hãy cẩn trọng nếu như hiện tượng này đi kèm với tình trạng quấy khóc không rõ nguyên nhân, ngủ đêm hay giật mình, đổ mồ hôi, thóp lâu đóng và phập phồng theo nhịp thở ở trẻ. Vì đây có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu Canxi, Vitamin D. 

2.9. Chậm mọc răng, sâu, sún răng

Răng mọc chậm hay sâu, sún răng cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu Canxi. Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hàm răng. Khi nguyên tố này bị thiếu hụt, răng của trẻ sẽ mọc chậm hơn so với tiến trình. Ngoài ra, cơ thể không đủ Canxi cũng làm cho răng của trẻ yếu đi, dễ bị sâu răng cho dù cha mẹ đã chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ.

Xem thêm: Bé chậm mọc răng có phải là thiếu canxi

3. Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu canxi ở trẻ em

Nếu có dấu hiệu trẻ thiếu Canxi, cha mẹ hãy đưa con đến các bệnh viện, cơ sở y tế để kiểm tra hàm lượng Canxi trong máu. Khi có kết luận chính xác, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp bổ sung Canxi cho trẻ tốt nhất.

3.1. Nhu cầu canxi theo từng độ tuổi của trẻ

Nhu cầu canxi trẻ cần bổ sung mỗi ngày để phát triển khỏe mạnh

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có nhu cầu về hàm lượng Canxi khác nhau. Cha mẹ có thể tham khảo liều Canxi cần thiết theo từng lứa tuổi của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 300 mg/ngày
  • Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 400 mg/ngày
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 500 mg/ngày
  • Trẻ từ 4 - 6 tuổi: 600 mg/ngày
  • Trẻ từ 7 - 9 tuổi: 700 mg/ngày
  • Trẻ từ 10 tuổi: 1000 mg/ngày
  • Trẻ từ 11- 24 tuổi: 1200 mg /ngày

3.2. Cách bổ sung canxi cho trẻ đúng chuẩn

Khi bổ sung Canxi cho trẻ, các mẹ hãy lưu ý chọn đúng sản phẩm chứa những thành phần tối ưu nhất, giúp cơ thể trẻ hấp thụ tối đa lượng Canxi cần thiết.

Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể lựa chọn thực phẩm chức năng dạng cốm để bổ sung Canxi và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp con khỏe mạnh, phát triển chiều cao và trí tuệ. Cụ thể, sản phẩm bổ sung cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần chứa các thành phần mà mẹ cần lưu ý như sau: 

  • Thứ nhất là Canxi. Mẹ nên chọn sản phẩm có bổ sung Canxi Nano để tăng khả năng hấp thụ gấp 200 lần so với Canxi dạng thông thường. Nó cũng giúp giảm các tác dụng phụ do Canxi gây ra như sỏi thận, táo bón, rối loạn tiêu hóa…..
  • Tiếp theo là MK7 và Vitamin D3. Cặp đôi này có tác dụng đưa Canxi vào tận xương. Trong đó, MK7 là thành phần đặc biệt được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp Natto nhập khẩu từ Nhật Bản, bí quyết để người Nhật cải thiện chiều cao trong nhiều năm qua.

Ngoài ra, sản phẩm bổ sung Canxi cho trẻ cũng cần có thêm các thành phần như Magie, Kẽm, DHA, Fos (chất xơ hoà tan) giúp xương chắc khỏe, tăng sức bền thể lực, phát triển trí não, hỗ trợ hệ tiêu hoá của trẻ được khoẻ mạnh, không bị táo bón.

Với trẻ từ 6 tháng tuổi cần tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt, phòng ngừa các bệnh lây nhiễm trong mùa dịch, các bệnh hô hấp mạn tính..., mẹ nên chọn sản phẩm bổ sung có thêm các thành phần như Immune Alpha, Colostrum (sữa non) cùng với những dưỡng chất vừa nêu trên sẽ giúp bé khỏe mạnh, phát triển đạt chuẩn về mọi mặt theo đúng độ tuổi. 

Với những thông tin chia sẻ về các dấu hiệu trẻ thiếu Canxi và cách khắc phục ở trên, hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng “mầm non” tương lai của đất nước.

Bài viết liên quan: Dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị thiếu canxi

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí về tình trạng thiếu canxi ở trẻ em và làm sao để giải quyết.