Hơn 99% lượng Canxi trong cơ thể nằm ở xương và răng. Nó cũng được tìm thấy trong máu, cơ bắp và các mô khác. Canxi được sử dụng như một chất dự trữ trong xương để có thể được giải phóng vào cơ thể khi cần thiết.

1. Tại sao nên bổ sung canxi cho cơ thể?

Cơ thể chúng ta sử dụng Canxi để vận hành nhiều chức năng và bộ phận. Trong đó phải kể đến hoạt động tăng cường hệ xương và răng, giao tiếp thần kinh, giải phóng hormone và điều hòa nhịp tim. 

Tuy nhiên, nồng độ Canxi trong cơ thể có xu hướng giảm dần khi chúng ta già đi vì chúng bị đào thải qua mồ hôi, tế bào da chết, nước tiểu và phân. Nhất là với phụ nữ từ độ tuổi tiền mãn kinh trở đi, khả năng hấp thụ Canxi giảm rõ rệt do biến động của lượng estrogen trong cơ thể. 

Nhu cầu canxi theo từng độ tuổi là bao nhiều?

Trong từng giai đoạn phát triển của cuộc đời từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành và già đi, hệ xương luôn phải vận động theo kiểu “đập đi, xây lại” nhiều lần. Vì vậy, chúng ta cần uống Canxi vào lúc nào trong ngày để quá trình này được diễn ra trơn tru. Lượng Canxi khuyến nghị cho từng người phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe như bạn có đang mang thai và cho con bú hay không.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, liều lượng Canxi cần thiết cho từng đối tượng trong các độ tuổi là:

  • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 200 mg
  • Trẻ sơ sinh từ 7 tháng đến 12 tháng: 260 mg
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 700 mg
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 1000 mg
  • Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 1.300 mg
  • Thanh thiếu niên từ 14 – 18 tuổi: 1.300
  • Người lớn từ 19 – 50 tuổi: 1000 mg
  • Nam giới từ 51 – 70 tuổi: 1000 mg
  • Phụ nữ từ 51 – 70 tuổi: 1.200 mg
  • Người già từ 71 tuổi trở lên: 1.200 mg
  • Trẻ vị thành niên mang thai và cho con bú: 1.300 mg
  • Người lớn mang thai và cho con bú: 1.000 mg

Hầu hết mọi người đều có thể nạp đủ Canxi từ chế độ ăn uống hàng ngày qua các thực phẩm và đồ uống giàu Canxi như sữa, các loại hạt, đậu, hải sản, rau xanh. Tuy nhiên, trường hợp không cung cấp đủ Canxi qua chế độ ăn uống thì cần sử dụng viên bổ sung Canxi để tránh nguy cơ hạ Canxi máu.

Nếu không cung cấp đủ Canxi cho các bộ phận, cơ thể sẽ “mượn” Canxi được tích lũy từ xương và răng, điều này sẽ ảnh hưởng đến mật độ xương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. 

2. Hiệu quả bổ sung và tương tác thuốc khi uống Canxi

Bổ sung Canxi mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhất là khi người dùng sử dụng đúng mục đích, liều lượng cho phép.

2.1. Hiệu quả của việc bổ sung Canxi

Hiệu quả của việc bổ sung canxi đúng và đủ

Hiệu quả hay lợi ích của việc bổ sung Canxi đã được chứng minh trong nhiều năm qua ở từng đối tượng sử dụng. Cụ thể, những người gặp vấn đề sau có thể nhận được những công dụng khi bổ sung Canxi dưới đây:

  • Chứng khó tiêu: Uống Canxi Cacbonat giống như một loại thuốc kháng axit giúp điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
  • Nồng độ kali trong máu cao: Bổ sung Canxi Gluconat qua đường tĩnh mạch có thể đảo ngược các vấn đề về tim mạch do tăng kali trong máu.
  • Hạ Canxi máu: Uống Canxi có tác dụng điều trị và ngăn ngừa chứng hạ Canxi huyết. Ngoải ra, truyền Canxi qua đường tĩnh mạch cũng có hiệu quả khi điều trị lượng chứng hạ Canxi này.
  • Suy thận: Uống Canxi Cacbonat hoặc Canxi Axetat có tác dụng kiểm soát nồng độ phốt phát cao trong máu ở những người bị suy thận. Ngoài ra, Canxi cũng giúp giảm huyết áp ở những người mắc bệnh suy thận.
  • Mất xương ở những người dùng thuốc Corticosteroid: Uống Canxi cùng với vitamin D làm giảm sự mất chất khoáng của xương ở những người sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài.
  • Tuyến cận giáp hoạt động quá mức (cường cận giáp): Bổ sung Canxi làm giảm nồng độ hormone tuyến cận giáp ở những người bị suy thận và lượng hormone tuyến cận giáp quá cao.
  • Yếu và giòn xương (loãng xương): Uống Canxi có tác dụng ngăn ngừa mất xương và điều trị loãng xương. Sự phát triển của xương xảy ra chủ yếu ở lứa tuổi thiếu niên. Sau giai đoạn này, độ chắc khỏe của xương đối với phụ nữ sẽ được giữ nguyên cho đến năm 30 – 40 tuổi. Phụ nữ sau 40 tuổi sẽ xuất hiện tình trạng mất xương với tỷ lệ 0,5% - 1% mỗi năm. Ở nam giới, quá trình mất xương này xảy ra sau vài thập kỷ. Đặc biệt, tình trạng mất xương sẽ xảy ra nhiều hơn ở những người có chế độ ăn nghèo nàn Canxi. Việc mất xương ở phụ nữ trên 40 tuổi có thể được giảm bớt bằng cách bổ sung Canxi. Một số nhà nghiên cứu đã ước tính rằng, uống Canxi trong 30 năm sau khi mãn kinh có thể giúp phụ nữ cải thiện 10% sức mạnh của xương.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Việc bổ sung đầy đủ Canxi hàng ngày giúp giảm đáng kể sự thay đổi tâm trạng thất thường, đầy hơi, thèm ăn và đau bụng trước khi kỳ kinh nữ giới. Phụ nữ bổ sung trung bình 1283 mg Canxi mỗi ngày có nguy cơ bị PMS thấp hơn 30% so với phụ nữ chỉ sử dụng 529 mg Canxi/ngày.
  • Ung thư ruột kết, ung thư trực tràng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn chế độ giàu Canxi hoặc bổ sung viên uống Canxi có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. 
  • Tăng độ chắc khỏe của xương ở thai nhi: Ở những phụ nữ mang thai có chế độ ăn nghèo Canxi, việc bổ sung viên uống Canxi làm tăng mật độ khoáng xương của thai nhi. 
  • Nhiễm độc fluor: Bổ sung Canxi bằng đường uống cùng với vitamin C và vitamin D giúp làm giảm nồng độ florua trong máu ở trẻ em và cải thiện chứng ngộ độc florua.
  • Cholesterol cao: Uống bổ sung Canxi cùng chế độ ăn ít chất béo hoặc ít calo làm giảm một lượng nhỏ LDL hay cholesterol xấu và tăng HDL hay cholesterol tốt trong máu đối với người sử dụng.
  • Tiền sản giật: Uống từ 1000 – 2000 mg Canxi mỗi ngày giúp làm giảm nguy cơ cao huyết áp khi mang thai. Canxi có tác dụng lớn đối với bà bầu bị cao huyết áp hoặc có mức Canxi thấp khi bắt đầu bước vào tuần thứ 20 của thai kỳ.   
  • Còi xương ở trẻ em: Trẻ bị còi xương thường do thiếu vitamin D. Lượng Canxi thấp trong cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ.

2.2. Tương tác thuốc khi bổ sung Canxi

Nếu đang dùng các loại thuốc kê đơn khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm uống Canxi vào lúc nào trong ngày hoặc có nên sử dụng chúng hay không. Việc bổ sung Canxi có thể gây trở ngại đối với một số loại thuốc nhất định. Cụ thể, một số loại thuốc sau không nên được dùng chung với Canxi:

  • Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (Diuril, Microzide) được kê để điều trị huyết áp cao. Bổ sung Canxi chung với thuốc lợi tiểu thiazide có thể làm tăng nguy cơ tăng Canxi huyết. Đây là tình trạng Canxi máu cao hơn mức bình thường.

  • Thuốc kháng sinh tetracyline. Nên uống thuốc này trước khi uống Canxi 2 giờ hoặc 4 – 6 giờ sau khi uống Canxi. Nguyên nhân là do Canxi có thể làm giảm sự hấp thu tetracycline.

  • Thuốc Levothyroxine (Synthroid, Levo-T) được sử dụng để điều trị suy giáp nên dùng chúng trước 2 giờ khi uống Canxi hoặc 4 – 6 giờ sau khi uống Canxi. Viên bổ sung Canxi làm giảm hấp thụ levothyroxine từ đó làm giảm độ hiệu quả của thuốc.

2.3. Nên uống Canxi vào lúc nào trong ngày?

Uống canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để uống Canxi phụ thuộc vào dạng sản phẩm mà bạn lựa chọn để bổ sung. Cụ thể, nếu là Canxi Citrat thì nên uống lúc đói hoặc sau ăn nhưng với Canxi Cacbonat thì nên uống sau bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ trong ngày.

Tất cả các loại Canxi nên được bổ sung vào các thời điểm trong ngày. Không nên bổ sung sau 14 giờ. Lý do là việc hấp thụ Canxi cần có vitamin D mà sinh tố này được cơ thể tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chủ yếu vào ban ngày. Bạn nên chia nhỏ liều Canxi ra 2 lần uống vào buổi sáng và buổi trưa sau ăn là tốt nhất. Mỗi lần bổ sung Canxi, cơ thể chỉ hấp thụ được tối đa 500 mg vì vậy cần chia nhỏ liều lượng.

Khi lựa chọn viên uống Canxi, bạn cũng nên để ý đến thành phần của sản phẩm. Hãy sử dụng viên Canxi có thêm các thành phần giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ khoáng chất này tốt hơn như vitamin D3 và MK7 (Vitamin k2).

Tác dụng của vitamin D3 là giúp hấp thụ Canxi qua thành ruột và vận chuyển Canxi vào máu. Trong khi đó, MK7 giúp vận chuyển Canxi từ máu đến những nơi cần thiết như xương, răng, lấy Canxi từ nhưng nơi không cần thiết như mô mềm, da để tránh tình trạng lắng đọng Canxi gây ra các bệnh lý về tim mạch, sỏi thận…

Ngoài ra, sản phẩm bổ sung Canxi hiệu quả có thể chứa thêm các thành phần như kẽm, magie, đồng, boron, silic, mangan, DHA… để giúp xương luôn chắc khỏe, dẻo dai, phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương, thoái hóa và đau xương khớp.

Như vậy, các thông tin cung cấp ở trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống Canxi vào lúc nào trong ngày. Chúc bạn và gia đình luôn luôn khỏe mạnh!

Phần tiếp theo: Uống canxi có nóng không?

Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về thời điểm uống canxi tốt nhất trong ngày - Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn nhé.